Ròng rã 3 năm, cổ phiếu Thực phẩm Bích Chi chưa lên sàn vì đợi VN-Index cán mốc 800

Lên kế hoạch từ năm 2014, ròng rã 3 năm không thực hiện được, năm nay (2017) HĐQT CTCP Thực phẩm Bích Chi vẫn trình và được cổ đông chấp thuận niêm yết cổ phiếu tại HNX.

Theo Nghị quyết và Biên bản họp ĐHĐCĐ thường niên 2017, cổ đông CTCP Thực phẩm Bích Chi tiếp tục thông qua phương án niêm yết toàn bộ hơn 13 triệu cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) trong năm 2017. ĐHĐCĐ ủy quyền cho HĐQT lựa chọn thời điểm niêm yết và các vấn đề liên quan khác sao cho việc niêm yết cổ phiếu của Công ty được thực hiện thuận lợi nhất, khai thác tối đa những cơ hội của thị trường.

Phải nói thêm rằng lên kế hoạch từ năm 2014, nội dung ĐHĐCĐ thường niên năm nào cũng trình vấn đề này và được thông qua nhưng đến nay cổ phiếu Bích Chi vẫn chưa được chào sàn.

Tại Đại hội, cổ đông rất muốn biết một cách cụ thể thời gian niêm yết cổ phiếu như quý III hay IV/2017. Ban lãnh đạo cho hay sẽ bàn bạc, thảo luận và đưa ra những chỉ tiêu cụ thể cũng như lựa chọn thời điểm.

Mặt khác, Ban lãnh đạo Công ty cũng đồng tình với ý kiến cổ đông rằng nên làm từng bước một, không nên vội vàng lên sàn chứng khoán lớn; đồng thời, cho biết đang xem xét VN-Index đạt 800 điểm trở lên sẽ niêm yết lên sàn chứng khoán.

Năm 2016, Công ty đạt doanh thu thuần 448,6 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 62,1 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 45,5 tỷ đồng. Công ty thực hiện chia cổ tức tỷ lệ 40% gồm 10% bằng tiền mặt và 30% bằng cổ phiếu. Vốn điều lệ sẽ tăng từ 100,6 tỷ lên 130,8 tỷ đồng.

Mục tiêu cho năm 2017 của Công ty là tổng doanh thu dự kiến từ 450 – 480 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 40 – 45 tỷ đồng và tỷ lệ cổ tức từ 20% trở lên.

Ngoài ra, cổ đông còn nhất trí ủy quyền cho HĐQT được tham gia đấu thầu mua cổ phiếu Công ty XNK Sa Giang trong trường hợp Nhà nước tổ chức đấu thầu. Nhà nước đang sở hữu 49,89% vốn Sa Giang.

Theo Tường Như - NDH

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video