Rộ giải cứu mùa dịch Covid-19, dân buôn bán hàng tạ tôm hùm mỗi ngày

Không chỉ những người bán hải sản, rất nhiều shop bán hàng online trước đây chỉ bán mỹ phẩm, quần áo, hoa quả, hàng tiêu dùng... cũng chuyển sang bán tôm hùm.

Rộ giải cứu mùa dịch Covid-19, dân buôn bán hàng tạ tôm hùm mỗi ngày

Ảnh minh họa.

Hơn 1 tuần qua, nhiều đơn vị kinh doanh hải sản tại Hà Nội đã tuyên bố hỗ trợ người dân giải cứu tôm hùm trong bối cảnh mặt hàng này không thể xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc do ảnh hưởng của dịch virus corona (Covid-19).

Theo ghi nhận của phóng viên, tại thời điểm trước tết Nguyên đán, giá tôm hùm ở mức khá đắt đỏ, dao động từ 1 -2 triệu đồng/kg nhưng sau khi dịch virus corona bùng phát giá tôm đã giảm khoảng 30-45% xuống còn từ 500.000-900.000 đồng/kg (tùy loại và kích cỡ). Trong khi đó, trên các shop bán hàng online giá tôm được rao bán với đủ mức giá khác nhau. Theo đó, loại 5 - 6 con/kg giá 550.000 đồng/kg, loại 4 con/kg giá 650.000 đồng/kg, loại 3 con/kg giá 750.000/kg, loại 2 con/kg giá 900.000 đồng/kg.

Rộ giải cứu mùa dịch Covid-19, dân buôn bán hàng tạ tôm hùm mỗi ngày - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Chị Hương (chủ cửa hàng chuyên bán hải sản online ở quận Đống Đa) cho biết, thông thường chị thường hay bán cá, mực, tôm, hàu... còn tôm hùm giá cao, phải vận chuyển bằng đường hàng không nên chỉ khi nào khách đặt thì chị mới nhập về.

"Tính đến thời điểm này, giá tôm dù đã bắt đầu tăng nhưng vẫn còn khá rẻ so với trước Tết. Tôm tại cửa hàng tôi có loại 3-4 con/kg có giá là 750.000 đồng/kg, loại 2 con/kg có giá là 950.000 đồng/kg. Ngoài ra, cửa hàng tôi cũng có tôm hùm giá 550.000 đồng/kg nhưng đây là tôm chết ngộp, đông lạnh. Tôm sống không có giá đó. Trung bình mỗi ngày tôi bán được khoảng 30-50 kg, riêng 2 ngày cuối tuần đơn hàng tăng vọt lên tới gần 120 kg".

Trong khi đó, tại một cửa hàng chuyên hải sản trên đường Lê Văn Lương (Hà Nội), giá tôm hùm baby (loại 0,3-0,4 kg/con) mua sống mang về đã tăng từ 700.000 - 750.000 đồng/kg (tuỳ loại) lên 780.000 đồng/kg. Theo nhân viên tại cửa hàng này, giá tôm hùm bắt đầu thay đổi do giá nhập từ ngư dân tăng cao. 

"Tôm hùm cứ về đến cửa hàng là hết, một phần cửa hàng giữ lại để mời khách đến nhà hàng, phần còn lại để trả hàng cho khách đặt mua. Trung bình mỗi ngày, cửa hàng tiêu thụ hết khoảng 3-4 tạ tôm hùm trên toàn hệ thống. Riêng trong tối nay cửa hàng sẽ nhập 1 tấn tôm để phục vụ nhu cầu khách hàng".

Chị Hương (Thanh Xuân, Hà Nội) cho hay, chị thường ăn tôm hùm khi đi tiệc tùng, sinh nhật hay được mời. Được biết, giá tôm đang giảm mạnh nên chị quyết định mua 2 kg cho cả gia đình thưởng thức vừa để ủng hộ bà con, vừa để bồi bổ sức khỏe cho cả gia đình.

"Tuy nhiên, giá tôm nhảy vọt theo từng giờ, mới sáng sớm hôm nay chủ cửa hàng báo giá 750.000 đồng/kg loại 3-4 con/kg thì đến chiều mức giá đã lên tới 850.000 đồng/kg. Khi nghe thông báo tôi khá sốc nhưng vì đã thông báo cho các cháu nhỏ nên tôi vẫn quyết định mua".

Không chỉ những người bán hải sản, rất nhiều shop bán hàng online trước đây chỉ bán mỹ phẩm, quần áo, hoa quả... cũng chuyển sang bán tôm hùm. Chị Mai, chủ shop bán quần áo online chia sẻ, nguồn hàng quần áo từ Trung Quốc khó về nên tôi quyết định chuyển sang bán tôm hùm.

"Công việc này vừa giúp tôi có thêm thu nhập vừa hỗ trợ người nông dân tiêu thụ hàng hóa. Mặc dù mặt hàng này không rẻ như các thực phẩm khác nhưng rất được khách hàng ủng hộ. Trung bình mỗi ngày tôi bán được khoảng 30-40kg tôm hùm loại 2-3 con/kg có giá 850.000 đồng/kg. Khách muốn mua phải đặt trước khoảng 3-4 ngày mới có hàng".

Theo Nhịp sống kinh tế

Chuyện ít biết về ca khúc vượt mốc 2 tỷ lượt xem trong đại lễ 30/4 năm nay

Gần đây, ca khúc “Viết tiếp câu chuyện hòa bình” bất ngờ gây sốt trên mạng xã hội, vượt 2 tỷ lượt xem (tổng số lượt xem trên các nền tảng như YouTube, Facebook, TikTok…). Bài hát mang giai điệu hào hùng, là lời tri ân của thế hệ trẻ đối với cha ông, những người có công lao lớn trong công cuộc giữ nước.

Tái hiện hoạt cảnh Ngự Trà Hoàng Cung

Hòa chung không khí cả nước hướng đến Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước và năm Du lịch quốc gia 2025 với chủ đề "Huế - Kinh đô xưa, Vận hội mới" gắn với Festival Huế 2025 “Di sản Văn hóa với hội nhập và phát triển, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp cùng Thương hiệu Đôi Dép và Nam A Bank phục dựng nghi thức và tái hiện hoạt cảnh nhà vua mở tiệc trà chiêu đãi quần thần.

Video