Rainforest: Từ ý tưởng “chẳng ai cần” đến khoản đầu tư 16 triệu USD
Không phải mọi startup khi mới ra đời đều bán thứ người dùng cần nhưng nếu có sự thay đổi, đây sẽ là cơ hội để startup này thu hút hàng triệu USD của các nhà đầu tư.
[caption id="attachment_16376" align="aligncenter" width="700"]
Bắt đầu từ năm 2012, Rainforest khi đó cung cấp ra thị trường một dịch vụ cho doanh nghiệp giúp họ kiểm soát được mức chi cho các dịch vụ đám mây như Amazon Web Service.
Mặc dù khi đó 2 người sáng lập của dự án này đã được chương trình hỗ trợ khởi nghiệp Y Combinator hỗ trợ nhưng trên thực tế, đây là một dịch vụ "chẳng ai cần".
Trong thất vọng, một trong 2 nhà sáng lập đã gửi email tới người dùng beta, CEO của các công ty đối tác và cả chương trình hỗ trợ câu hỏi: "Mỗi tháng bạn chi 1.000 USD cho vấn đề gì?".
Gần như toàn bộ những email trả lời đều có nội dung: "Để đảm bảo chất lượng". Đây là khâu được biết đến với tên gọi QA (bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm). Nhân sự trong bộ phận này có nhiệm vụ duy nhất là dùng thử sản phẩm, kiểm tra trong các điều kiện hoạt động để đảm bảo sản phẩm đến tay khách hàng có chất lượng cao nhất.
Sau đó 4 năm, Rainforest đã tuyển tới 58.000 người làm nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm tại khắp mọi nơi trên thế giới. Những nhân sự này sẽ thực hiện kiểm tra sản phẩm trong từng điều kiện cụ thể. Các ứng dụng mới ra mắt có thể được kiểm tra cả về tính năng lẫn thiết kế và sẽ có kết quả ngay từ 30 phút đến 1 giờ. Cuối cùng các công ty đã không chỉ chi 1.000 USD/tháng mà chấp nhận trả từ 10.000 USD/tháng để sử dụng dịch vụ.
CEO của Rainforest Stevens Smith cho biết: "Chúng tôi kinh doanh thứ được coi là rất cổ điển và đây không phải là một ý tưởng hay".
Thế nhưng thứ cổ điển này đã kêu gọi được khoản tiền đầu tư 16 triệu USD. Trong đó vào tháng 2 vừa qua, quỹ Bessemer Venture Partners đã rót số tiền 12 triệu USD. Các startup nổi tiếng như Zenefits hay Soylent cũng trở thành khách hàng của dịch vụ này. Smith cũng chia sẻ thêm: "Chúng tôi đãng đi đúng hướng và hoàn toàn có thể có lợi nhuận vào cuối năm".
Làm theo yêu cầu khách hàng
Người dùng khi đăng ký Rainforest sẽ được đại diện của công ty liên lạc để tìm hiểu chính xác khách hàng cần kiểm tra gì trong ứng dụng. Có thể đó là một chức năng như đăng ký hay hỗ trợ nhưng cũng có thể chỉ định chỉ kiểm tra trên một số thiết bị. Điều này lý giải tại sao một số trang web có thể hoạt động tốt với trình duyệt Chrome nhưng lại lỗi trên Safari của Apple.
[caption id="attachment_16375" align="aligncenter" width="700"]
Sau khi yêu cầu của khách hàng được tiếp nhận, chỉ cần ấn 1 nút, tất cả các yêu cầu của khách hàng sẽ được đưa lên trang điều phối người test. Những người này chỉ cần hoàn thành việc thử nghiệm ứng dụng khá đơn giản là có thể được trả tiền.
Để làm được điều này, các bài kiểm tra ứng dụng được thiết kế và tối ưu để nó ngắn nhất và tập trung vào các điều kiện kiểm tra cụ thể. Ngoài ra phần mềm của Rainforest còn giám sát hành vi của người test, từ đó đưa kết quả tới khách hàng, giúp nhà phát triển hiểu rõ được lỗi phát sinh như thế nào. Trong quá trình test, nếu phát hiện điểm chưa hợp lý, khách hàng cũng có thể chỉnh sửa bài test cho phù hợp.
Tới nay với hơn 58.000 người kiểm tra phần mềm trên khắp thế giới và một nửa số này đến từ Ấn Độ, Đông Âu nên các yêu cầu về kiểm thử của khách hàng đều được đáp ứng rất nhanh chóng.
Người tham gia thử nghiệm sẽ được trả tiền ngay sau khi việc kiểm tra kết thúc. Mỗi người sẽ được trử từ 1,5 đến 8 USD mỗi giờ làm việc, phục thuộc vào bài test và chất lượng kết quả công việc của họ.
CEO của Rainforest cho biết: "Mặc dù nghe có vẻ đây là một việc khó nhưng trên thực tế, tất cả đã được tự động".
Chiến lược thay đổi
Giống như Stripe và Amazon Web Service đã thay đổi cách làm của nhiều doanh nghiệp bằng cách giúp các công ty có thể xây dựng hệ thống máy chủ của họ một cách đơn giản nhất mà không phải đầu tư hạ tầng thì đối với Rainforest cũng tương tự.
Startup này đang giúp các công ty phát triển ứng dụng không cần tạo ra đội ngũ QA của riêng mình và đặc biệt là các startup nhỏ.
Nhưng để xây dựng được hệ thống nhân lực có thể đáp ứng được các nhu cầu kiểm thử của mọi khách hàng không phải là chuyện dễ. Trong tương lai hãng này đang phát triển trí thông minh nhân tạo để thực hiện công việc này. Dự kiến trong vòng 18 đến 24 tháng tới, các kiểm tra sẽ được thực hiện 80% bằng máy và chỉ 20% bằng con người.
Theo Bizlive