Quỹ ngoại rút ròng 400 triệu USD, chỉ là con số nhỏ so với tiền đổ vào M&A

Theo chia sẻ của ông Nguyễn Đức Hùng Linh, Giám đốc Phân tích và Tư vấn Đầu tư Khách hàng cá nhân của CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI), giá trị rút ròng của các quỹ đầu tư nước ngoài chưa thể hiện hết dòng tiền đầu tư vào các doanh nghiệp trên sàn và ngoài sàn.

ng duc hung linh

Tại buổi tọa đàm giao lưu trực tuyến "Làm ăn gì năm 2017?" được BizLIVE tổ chức vào sáng 10/12, TS. Nguyễn Trí Hiếu đã bày tỏ lo ngại về việc khối ngoại rút ròng 400 triệu USD từ đầu năm.

[caption id="attachment_44377" align="aligncenter" width="670"]TS. Nguyễn Trí Hiếu, Chuyên gia tài chính. TS. Nguyễn Trí Hiếu, Chuyên gia tài chính.[/caption]

Với việc Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) không được thông qua, ông Hiếu cho rằng khối ngoại có thể sẽ còn rút ròng.

Bổ sung thêm về lo ngại này, ông Nguyễn Đức Hùng Linh cho biết, đây là xu hướng rút tiền của các nhà đầu tư ngoại ở các thị trường mới nổi để chuyển về Mỹ sau khi FED tăng lãi suất từ năm ngoái, cụ thể là các tháng 9/2016 vằ đặc biệt là thang 12/2015.

Sau khi ông Donald Trump trúng cử làm Tổng thống Mỹ, tỷ lệ lệ dư báo FED nâng lãi suất lại tăng mạnh. Nếu cuối năm nay, FED nâng lãi suất lên 0,75%, năm sau lên 1,75% thì đây là tần suất lãi suất tăng nhanh, dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài rút vốn nhanh.

Theo ước tính của ông Linh, sau khi có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ, đã có 45 tỷ USD rót vào thị trường chứng khoán Mỹ hưởng lợi. Trong khi đó, dòng vốn rút ra khỏi các thị trường mới nổi (Emerging markets) chỉ trong 3 tuần là 7,2 tỷ USD.

Số liệu rút vốn tại 2 quỹ ETF trong 3 tuần cũng rất lớn. Cụ thể, VNM ETF bị rút 26 triệu USD còn ETF F.T.SE bị rút 24 triệu Euro.

Tuy nhiên, Giám đốc Phân tích của SSI cũng bổ sung những quan điểm về cơ cấu bán ròng của khối ngoại. Bởi giá trị bán ròng lớn có liên quan đến hoạt động thoái vốn của các quỹ ngoại tại cổ phiếu VIC. Nếu loại trừ yếu tố VIC, từ đầu năm, chỉ bán 254 tỷ đồng.

Với việc chỉ còn 3 tuần nữa hết tháng 12/2016, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng hơn 200 tỷ, mức rút vốn không quá lớn.

Ngoài ra, cũng cần lưu ý, dòng vốn ngoại đổ vào hoạt động M&A là rất lớn khi so sánh với giá trị bán ròng trên sàn chứng khoán. Theo ông Linh, với tổng giá trị lên tới 6 tỷ USD, đây là dòng tiền dài hạn sẽ có tác động tích cực lên doanh nghiệp Việt Nam và cả nền kinh tế.

Có thể lấy ví dụ điển hình như việc Singha Asia, tâp đoàn bia Thái Lan mua Masan với trị giá 1 tỷ USD đã giúp cho chúng ta có nguồn cung ngoại tệ tốt để giữ câu chuyện tỷ giá.

Theo Mai Hương Bizlive

Tags:

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video