Phó Tổng giám đốc Masan Group từ nhiệm sau 4 năm nắm quyền

Ông Seokhee Won chính thức từ nhiệm vị trí Phó tổng giám đốc Masan Group và Tổng giám đốc các công ty con Masan Consumer Holdings (MCH) và Masan Consumer (MSC) từ 28/2/2018 sau 4 năm nắm quyền.

Công ty Cổ phần Tập đoàn MaSan (mã chứng khoán MSN) vừa thông báo Nghị quyết HĐQT về việc thay đổi nhân sự cấp cao.

Theo đó, ông Seokhee Won chính thức từ nhiệm vị trí Phó tổng giám đốc Masan Group và Tổng giám đốc các công ty con Masan Consumer Holdings (MCH) và Masan Consumer (MSC). Đồng thời ông Seokhee cũng không còn là Thành viên Hội đồng thành viên và Thành viên Hội đồng quản trị của MCH, Công ty TNHH Masan Brewery và MSC.

Quyết định từ nhiệm có hiệu lực từ 28/2. Ông Nguyễn Đăng Quang là chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc công ty được ủy quyền thực hiện các điều kiện và điều khoản liên quan đến việc từ nhiệm của ông Seokhee.

Được biết, ông SeoKhee đã gia nhập vào Tập đoàn Masan từ tháng 2/2014 để thực hiện mục tiêu tập trung vào ngành hàng tiêu dùng của tập đoàn. Khi đến với Masan, ông SeoKhee đã có kinh nghiệm 22 năm làm việc tại Công ty hàng tiêu dùng toàn cầu Unilever, từng đảm nhiệm vị trí Phó Chủ tịch cấp cao, phụ trách quản lý thương hiệu các sản phẩm chăm sóc da của Unilever ở khu vực châu Á và thương hiệu Ponds trên toàn cầu.

Thay thế vị trí của ông Seokhee là ông Trương Công Thắng. Ông Thắng sẽ đảm nhận chức vụ Tổng giám đốc Masan Consumer Holdings và Masan Consumer. Việc bổ nhiệm chính thức có hiệu lực từ 28/2. Ngay sau khi nhận nhiệm vụ, ông Thắng đã đề ra mục tiêu tăng trưởng doanh thu 25% mỗi năm với biên lợi nhuận sau thuế đạt trên 20% cho MCH. Được biết, ông Thắng mới quay lại MCH vào giữa năm 2017 với vị trí Chủ tịch HĐQT sau 4 năm vắng bóng.

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video