Phát triển bền vững nghề nuôi chim yến

Ở Việt Nam yến sào đảo yến thiên nhiên được khai thác ở các hang đảo từ Quảng Bình đến Côn Đảo – Bà Rịa – Vũng Tàu. Trong đó, Khánh Hòa là nơi có số lượng quần thể, sản lượng dẫn đầu cả nước, có truyền thống lịch sử ngành nghề lâu đời.

Trong những năm tới, sự phát triển nghề nuôi chim yến của nước ta bước vào giai đoạn mạnh mẽ nhất, số lượng nhà yến sẽ tăng lên từng tháng theo sự phù hợp của điều kiện tự nhiên nhất là khu vực đồng bằng Nam Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ…

[caption id="attachment_26313" align="aligncenter" width="588"]Nghiên cứu di truyền chim yến đảo và nhà Nghiên cứu di truyền chim yến đảo và nhà[/caption]

Đưa khoa học công nghệ vào phát triển ngành nuôi chim yến

Xuất phát từ thực tiễn này, bên cạnh việc quản lý, khai thác, bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên yến sào, trong những năm qua, Công ty Yến sào Khánh Hòa luôn chú trọng đến công tác nghiên cứu khoa học và sáng tạo kỹ thuật trong bảo vệ, chăm sóc khai thác chế biến yến sào.

Thạc sĩ Lê Hữu Hoàng, Chủ tịch HĐTV Công ty Yến sào Khánh Hòa cho biết, nhiều công trình nghiên cứu khoa học của Công ty đã góp phần thiết thực không chỉ phục vụ chiến lược phát triển của Công ty mà còn đóng góp vào sự phát triển chung của ngành nghề yến sào Việt Nam. Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học chuyên ngành về chim yến như: Nghiên cứu cơ sở sinh học của việc khai thác hợp lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi Yến sào Khánh Hòa; Nghiên cứu nhân tố tác động đến số lượng quần thể và chất lượng tổ yến Khánh Hòa; Nghiên cứu quy trình khai thác hợp lý có hiệu quả để bảo tồn tài nguyên yến sào tại các đảo; Quy trình công nghệ, kỹ thuật ấp nở nhân tạo và nuôi chim Yến Hàng qua từng giai đoạn phát triển; Kỹ thuật phát triển hang yến mới gắn liền với các giải pháp tăng nhanh quần thể chim yến hàng Aerodramus fuciphagus Germani… đã có giá trị thực tiễn cao.

Đặc biêt, đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước “Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi chim yến tại Việt Nam” đã trở thành nguồn tư liệu để các nhà quản lý, nhà khoa học tham khảo và các địa phương áp dụng; tạo tiền đề phát triển nghề nuôi chim yến đầy tiềm năng, mang lại lợi ích kinh tế cao, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống cho nhân dân, cộng đồng và tăng cường xuất khẩu sản phẩm. Các kết quả nghiên cứu cũng là luận cứ khoa học quan trọng cho việc xây dựng chiến lược phát triển ngành nuôi chim yến, quy hoạch phát triển các hang đảo yến mới và các làng nghề nuôi chim yến trong nhà, theo định hướng bền vững và hiệu quả cao.

[caption id="attachment_26312" align="aligncenter" width="588"]Bên trong nhà yến của Công ty Yến sào Khánh Hòa Bên trong nhà yến của Công ty Yến sào Khánh Hòa[/caption]

Cần thành lập Hiệp hội nghề yến Việt Nam

Theo các nhà khoa học, thế kỷ XXI là thời điểm tốt nhất để phát triển nghề nuôi chim yến ở Việt Nam. Bởi lẽ, biến đổi khí hậu toàn cầu làm cho nhiệt độ trái đất tăng cao; hiện tượng động đất, sóng thần, cháy rừng, phá rừng lấy gỗ tác hại lớn đến môi trường sinh thái chim yến tại khu vực có quần thể chim yến nhiều nhất thế giới, làm cho đàn yến phía Nam di cư về phía Bắc. Quần thể chim yến ở Việt Nam ngày càng tăng nhanh do thành công trong ấp nở nhân tạo tạo nguồn giống, phát triển nhanh quần thể, bí quyết kỹ thuật di đàn, nhân đàn chim yến là yếu tố quan trọng để phát triển nghề nuôi chim yến.

Từ năm 2004 trở lại đây, ở nước ta chim yến đã vào làm tổ sinh sống trong nhà hầu hết các tỉnh từ Thanh Hóa đến Cà Mau, Phú Quốc – Kiên Giang và các tỉnh phía Tây như Bình Phước, Đắk Lắk. Chim yến nhà ngày càng phân bố rộng khắp các địa phương trong cả nước, nghề nuôi chim yến đã và đang phát triển ở nước ta. Việc nuôi chim yến trong nhà cũng như hiệu quả của việc dùng yến sào ngày càng được nhiều người biết đến.

Nghề nuôi yến trong nhà vẫn còn mang tính tự phát nên hiệu quả đem lại chưa tương xứng với tiềm năng phát triển. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu các kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim yến đảm bảo thành công và đạt hiệu quả cao trong điều kiện nuôi trong nhà ở nước ta chưa được quan tâm đúng mức, việc quy hoạch các vùng nuôi chim yến chưa được các địa phương quan tâm thực hiện… Căn cứ kết luận của Hội nghị lấy ý kiến chuyên gia thành lập Hiệp hội nghề yến Việt Nam do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Khánh Hòa chủ trì và công văn kiến nghị của Hội Cựu Cán bộ Ngành nghề Yến sào cần thiết phải thành lập Hiệp hội nghề yến Việt Nam- tổ chức liên kết toàn thể các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực quản lý sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu khoa học, dịch vụ tư vấn liên quan đến chim yến và sản phẩm yến sào.

Theo Enternews

Tags:

Nâng bước những Startup thành “kỳ lân”

Nền kinh tế số của chúng ta đã chứng kiến mức tăng trưởng cao nhất ở Đông Nam Á trong hai năm liên tiếp vào 2022 và 2023. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bất ổn, đổi mới công nghệ đã trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam, cũng như làm “bàn đạp” vững chãi cho các doanh nghiệp lớn mạnh trong hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo.

Nâng tầm hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, liên kết vùng được xác định là ba yếu tố góp phần nâng tầm vị thế hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia. Tuy nhiên, để phát huy tối đa lợi thế của các yếu tố này, cần khơi thông “điểm nghẽn” cản trở doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Di sản của Tổng giám đốc Sumitomo Jun Ohta

Ông chọn Việt Nam là 1 trong 4 thị trường trọng tâm và dưới sự điều hành của ông, Sumitomo đã đầu tư hàng tỷ đô vào khu vực thị trường trọng tâm.