Petrolimex (PLX) thành lập Tổng công ty Dịch vụ Xăng Dầu Petrolimex

TCT Dịch vụ Xăng Dầu Việt Nam có vốn điều lệ 300 tỷ đồng, là doanh nghiệp có nhiệm vụ trực tiếp kinh doanh xăng dầu và bao tiêu kinh doanh xăng dầu khối vận tải, bao thầu kinh doanh vận tải...

HĐQT Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam (Petrolimex – PLX) vừa quyết định thành lập Tổng công ty Dịch vụ Xăng Dầu Petrolimex hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, trực thuộc Petrolimex trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại và tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam tại 1 số công ty thuộc Petrolimex đang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

Theo đó, công ty mẹ - Tổng công ty Dịch vụ xăng dầu Petrolimex là công ty TNHH MTV do Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam sở hữu 100% vốn.

TCT Dịch vụ Xăng Dầu Việt Nam có vốn điều lệ 300 tỷ đồng, là doanh nghiệp có nhiệm vụ trực tiếp kinh doanh xăng dầu và bao tiêu kinh doanh xăng dầu khối vận tải; bao thầu kinh doanh vận tải của Tập đoàn; đầu tư vốn vào doanh nghiệp khác...

Tiếp đó, HĐQT Petrolimex cũng ra quyết định chuyển quyền đại diện chủ sở hữu vốn tại CTCP Dịch vụ vận tải và Dịch vụ Petrolimex Sài Gòn (PTS Sài Gòn – mã chứng khoán PSC) cho công ty mới. Cụ thể, hiện PLX đang sở hữu 3.796.755 cổ phiếu PSC.

Chuyển quyền sở hữu 1.759.500 cổ phần do PLX sở hữu tại CTCP Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Nghệ Tĩnh (Petrolimexnghetinh) sang cho công ty mới quản lý.

Chuyển giao 2.993.061 cổ phần do PLX sở hữu tại CTCP Thương mại và vận tải Petrolimex Hà Nội (PJC) sang cho công ty mới quản lý.

Chuyển giao 918.000 cổ phần của PLX tại CTCP Vận tải và dịch vụ Petrolimex Thừa Thiên Huế sang cho công ty mới quản lý.

Chuyển giao 938.400 cổ phần CTCP Vận tải và dịch vụ Petrolimex Hà Tây (PTH) sang cho công ty mới quản lý.

Chuyển giao 581.400 cổ phần do PLX sở hữu tại CTCP Thương mại và Vận tải Petrolimex Đà Nẵng sang cho công ty mới quản lý.

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video