Ông Trần Văn Tần phụ trách hoạt động HĐQT VietinBank thay ông Lê Đức Thọ

Sau khi ông Lê Đức Thọ thôi giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT VietinBank, ông Trần Văn Tần (người đại diện 30% phần vốn Nhà nước tại VietinBank) sẽ phụ trách hoạt động của HĐQT.

Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank - CTG) vừa có Nghị quyết về việc phân công ông Trần Văn Tần, Thành viên HĐQT VietinBank (người đại diện 30% phần vốn Nhà nước tại VietinBank) phụ trách hoạt động của Hội đồng quản trị ngân hàng kể từ khi ông Lê Đức Thọ thôi giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT VietinBank để nhận nhiệm vụ mới theo Quyết định của Bộ Chính trị từ ngày 3/7/2021. 

Ông Trần Văn Tần sinh năm 1968, trình độ Thạc sỹ Kinh tế. Ông từng nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng tại Ngân hàng Nhà nước (NHNN) như: Phó Trưởng phòng Thị trường và Bảo lãnh, Trưởng phòng Thị trường và Bảo lãnh, Trưởng phòng Tín dụng, Vụ Tín dụng NHNN; Trưởng phòng Tín dụng Ngành Nông nghiệp, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các Ngành Kinh tế, NHNN.

Ông Trần Văn Tần đảm nhiệm chức vụ Thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị và là người đại diện 30% vốn nhà nước tại VietinBank từ tháng 5/2019. 

Như trước đó đã thông tin, ông Lê Đức Thọ thôi làm Chủ tịch HĐQT để về làm Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre. VietinBank cũng nhận được Quyết định số 1156/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc cho thôi đại diện 40% phần vốn Nhà nước tại VietinBank đối với Ông Lê Đức Thọ, Chủ tịch HĐQT VietinBank từ 3/7/2021. 

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video