Ông Đỗ Việt Hùng được giao phụ trách hoạt động của HĐQT Vietcombank

Trước khi về Vietcombank năm 2019, ông Đỗ Việt Hùng là Vụ trưởng Vụ ổn định tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước.

Ông Đỗ Việt Hùng được giao phụ trách hoạt động của HĐQT Vietcombank

Ngân hàng TMCP Ngoại thương (Vietcombank - VCB) vừa công bố thông tin về thay đổi người phụ trách Hội đồng quản trị Vietcombank sau khi ông Nghiêm Xuân Thành được phân công về làm Bí thư tỉnh uỷ Hậu Giang.

Theo đó, ông Đỗ Việt Hùng, hiện đang đại diện 30% vốn nhà nước tại Vietcombank, sẽ điều hành Hội đồng quản trị Vietcombank từ ngày 3/7/2021 cho đến khi có thông báo mới.

Ông Đỗ Việt Hùng sinh ngày 2/12/1970, là thạc sỹ quản trị kinh doanh, Đại học Chulalongkorn (Thái Lan) liên kết với Đại học Northwestern và Đại học Pennsylvania (Hoa Kỳ). Ông được bầu vào Hội đồng quản trị Vietcombank nhiệm kỳ 2018-2023 tại đại hội cổ đông thường niên của ngân hàng hồi tháng 4/2019, trước đó ông là Vụ trưởng Vụ ổn định tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước.

Từ năm 1992, ông Hùng bắt đầu làm việc ở vị trí chuyên viên tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Hai năm sau, ông chuyển sang Vụ hợp tác quốc tế, Ngân hàng Nhà nước.

Từ năm 1998 – 2014, ông Hùng trải qua nhiều vị trí cấp phó phòng, trưởng phòng tại Ngân hàng Nhà nước như: Phó phòng WB, Vụ hợp tác Quốc tế; Trưởng phòng Song phương, Vụ hợp tác Quốc tế; Phó Vụ trưởng Vụ hợp tác Quốc tế; Trưởng ban đánh giá khu vực tài chính Việt Nam (FSAP)…

Ông Đỗ Việt Hùng được bổ nhiệm làm Vụ trưởng Vụ ổn định Tiền tệ - Tài chính, Ngân hàng Nhà nước hồi tháng 4/2014. Ông Hùng từng được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

Ông Nghiêm Xuân Thành thôi làm chủ tịch Hội đồng quản trị và chia tay Vietcombank từ ngày 3/7/2021 để về làm Bí thư tỉnh uỷ Hậu Giang theo sự phân công của Bộ Chính trị. Sau 8 năm gắn bó với ngân hàng này, ông Thành đã để lại nhiều dấu ấn như đưa Vietcombank trở thành ngân hàng số 1 Việt Nam với nhiều kỷ lục được ghi nhận, là đại diện duy nhất của Việt Nam lọt top 1000 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất toàn cầu theo danh sách của Forbes.

Theo Nhịp sống kinh tế

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video