OCH lãi nhỏ giọt sau năm 2016 thua lỗ lớn

Tổng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của OCH tại thời điểm cuối quý 1/2017 là âm 974 tỷ đồng. Dù đã trích lập dự phòng khá nhiều nhưng công ty vẫn đang theo dõi khoản phải thu ngắn, dài hạn với các cá nhân như Hà Trọng Nam, Hứa Thị Bích Hạnh...với số tiền mấy trăm tỷ đồng.

Công ty Cổ phần Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương (mã chứng khoán OCH) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1 năm 2017.

Theo nội dung báo cáo, doanh thu thuần quý 1 của công ty đạt gần 192 tỷ đồng, tăng 7,5% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 3,85 tỷ đồng so với mức lỗ 13,84 tỷ đồng cùng kỳ năm 2016. Tuy có lãi quý 1/2017 nhưng hầu hết lợi nhuận của công ty là phân bổ cho cổ đông không kiểm soát. Phần lãi của cổ đông công ty mẹ quý 1/2017 chỉ còn 424 triệu đồng. Năm 2016, OCH đã lỗ ròng lớn hơn 146 tỷ đồng.

OCH hoạt động kinh doanh chính trong lĩnh viwcj kinh doanh dịch vụ du lịch-nhà hàng-khách sạn. Trong năm 2017, công ty có doanh thu tăng mạnh từ hoạt động chuyển nhượng quyền kinh doanh bất động sản, tuy nhiên, công ty cũng trích lập dự phòng các khoản công nợ và đầu tư tài chính lớn.

Tại thời điểm cuối quý 1/2017, công ty vẫn đang theo dõi nhiều khoản phải thu ngắn và dài hạn khác trong đó có khoản thu các cá nhận như ông Hà Trọng Nam 128 tỷ đồng, bà Hứa Thị Bích Hạnh gần 57 tỷ…Ngoài ra, OCH còn dư phải thu với công ty VNT hơn 420 tỷ đồng…Tổng phải thu ngắn hạn là 915 tỷ và phải thu dài hạn hơn 506 tỷ trong đó phải thu dài hạn ông Hà Trọng Nam gần 500 tỷ. Công ty hiện đã trích lập dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 528 tỷ và đã trích lập dự phòng gần như toàn bộ khoản phải thu dài hạn hơn 500 tỷ.

Tổng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của OCH tại thời điểm cuối quý 1/2017 là âm 974 tỷ đồng.

Ngày 29/4 vừa qua, công ty đã tổ chức họp ĐHCĐ và thông qua kế hoạch doanh thu năm 2017 là 1.150 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế phấn đấu đạt 28 tỷ đồng.

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video