Ô tô TMT báo lãi chưa đến 3 tỷ đồng sau nửa năm, tồn kho chiếm 67% tổng tài sản

Lũy kế 6 tháng đầu năm, TMT đạt vỏn vẹn 2,7 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 94% so với cùng kỳ 2016. So với kế hoạch lãi ròng 123,81 tỷ đồng đặt ra hồi đầu năm thì hiện tại, TMT mới chỉ hoàn thành 22% chỉ tiêu đề ra.

CTCP Ô tô TMT vừa công bố báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất quý 2/2017 với doanh thu thuần đạt 674,4 tỷ đồng – giảm 8%. Giá vốn hàng bán chiếm 589,2 tỷ đồng kéo lãi gộp TMT xuống 85,2 tỷ đồng – giảm 14% so với quý 2/2016.

Trong kỳ, các chi phí phát sinh như chi phí tài chính (chủ yếu chi phí lãi vay), chi phí bán hàng (do tăng khuyến mãi, chiết khấu, giảm giá) đều gia tăng đáng kể. Kết quả, TMT chỉ đạt 14,9 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm mạnh 49% so với cùng kỳ năm trước.

Như vậy, sau khi báo lỗ gần 12 tỷ đồng trong quý 1, TMT đã có lãi trở lại nhưng con số lãi được công bố vẫn khá khiêm tốn.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, TMT đạt vỏn vẹn 2,7 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 94% so với cùng kỳ 2016. So với kế hoạch lãi ròng 123,81 tỷ đồng đặt ra hồi đầu năm thì hiện tại, TMT mới chỉ hoàn thành 22% chỉ tiêu đề ra.

Tính tới cuối quý 2/2017, tổng tài sản TMT đạt 2.239 tỷ đồng, trong đó hàng tồn kho chiếm 1.500 tỷ đồng, tương đương 67% tổng tài sản công ty. TMT hiện đang chịu áp lực vay nợ khá lớn khi tổng vay nợ thuê tài chính (ngắn hạn và dài hạn) của công ty lên tới 1.236 tỷ đồng, chiếm 55% tổng nguồn vốn.

Trên thị trường, cổ phiếu TMT hiện đang giao dịch quanh ngưỡng 12.000 đồng, giảm 16% so với giai đoạn đầu năm.

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video