Những "bóng hồng" nào đang điều hành ngân hàng?

Có những gương mặt quen và có cả người mới nhậm chức, song xét điểm chung họ đều là những người phụ nữ có nhiều cống hiến cho ngành ngân hàng.

Trong năm 2017, thị trường ngân hàng đã chứng kiến làn sóng thay đổi nhân sự cấp cao trong đó theo thống kê tính riêng các "nữ tướng" ngân hàng, bà Trần Thị Việt Ánh đã thôi đảm nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc của Saigonbank để nghỉ hưu từ ngày 12/6/2017. Trong khi đó, gương mặt mới sau 15 năm công tác tại Sacombank, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm đã trở thành người điều hành ngân hàng.

Theo thống kê của chúng tôi, hiện nay có 3 "bóng hồng" đang đảm nhiệm vị trí CEO ngân hàng.

"Bóng hồng" Sacombank ngồi ghế nóng sau 15 năm gắn bó

[caption id="attachment_71761" align="aligncenter" width="640"] Sau 15 năm công tác tại Sacombank, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm trở thành người điều hành ngân hàng.[/caption]

Năm 2017 là một năm biến động nhân sự cấp cao của Sacombank. Từ việc ông chủ Tập đoàn Him Lam về làm Chủ tịch HĐQT cho đến việc thay máu hàng loạt các lãnh đạo ngân hàng, công ty con, ngân hàng cũng đã bổ nhiệm mới vị trí ghế nóng Tổng giám đốc điều hành ngân hàng. Người đó là bà Nguyễn Đức Thạch Diễm từng làm Phó Tổng giám đốc ngân hàng trước đó.

Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm sinh năm 1973, có 18 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh tế - tài chính - ngân hàng, bắt đầu công tác tại Sacombank từ năm 2002.

Bà Diễm đã từng đảm nhiệm các công việc thuộc lĩnh vực kế toán, tín dụng, dịch vụ khách hàng, khách hàng doanh nghiệp, kiểm tra kiểm soát nội bộ, xử lý nợ và đã có 11 năm ở vai trò quản lý, điều hành tại Phòng giao dịch, Phòng nghiệp vụ Chi nhánh, Văn phòng Khu vực TP.HCM, toàn Khu vực Nam Trung bộ & Tây Nguyên và toàn hệ thống Sacombank.

Trước khi được bổ nhiệm chức vụ Quyền Tổng giám đốc, bà Diễm là Phó Tổng giám đốc phụ trách hoạt động xử lý nợ - một trong những hoạt động trọng yếu đang được Sacombank tập trung thực hiện theo định hướng của Đề án tái cơ ngân hàng sau sáp nhập đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.

Với kinh nghiệm dày dạn về quản lý, điều hành cũng như thấu hiểu hoạt động của Sacombank, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm được kỳ vọng sẽ dẫn dắt Sacombank vượt qua thử thách, tái cơ cấu thành công và đạt tốc độ tăng trưởng tích cực trong thời gian tới.

Nữ CEO ngân hàng trẻ tuổi nhất

[caption id="attachment_3066" align="aligncenter" width="700"] Bà Lương Thị Cẩm Tú - Tổng giám đốc ngân hàng Nam Á.[/caption]

Được biết là CEO nữ trẻ nhất ngành ngân hàng, bà Lương Thị Cẩm Tú được bổ nhiệm vào vị trí Tổng giám đốc Ngân hàng Nam Á khi mới 36 tuổi.

Bà Tú là cử nhân ngành quản trị kinh doanh loại ưu năm 2002, sau đó lấy bằng thạc sĩ tại Đại học Griggs (Mỹ) và có 14 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Bà từng đảm nhiệm nhiều vị trí trọng yếu trong các tổ chức kinh tế lớn và uy tín như: Phó tổng giám đốc thường trực - phụ trách kinh doanh Nam A Bank; Giám đốc khu vực kiêm Trưởng văn phòng đại diện khu vực miền Trung của MHB; Giám đốc chi nhánh Sacombank; Thành viên Hội đồng quản trị Công ty Đường Ninh Hòa...

Trong quá trình công tác, bà Tú đã ghi được nhiều dấu ấn, gần đây nhất là việc góp phần quan trọng vào công cuộc tái cấu trúc và nâng cao năng lực cạnh tranh cho thương hiệu Nam A Bank với cương vị Phó tổng giám đốc thường trực rồi đến CEO của ngân hàng này.

"Nữ tướng" BacABank không muốn gọi mình là người phụ nữ quyền lực

[caption id="attachment_71760" align="aligncenter" width="640"] Bà Thái Hương - CEO của Ngân hàng Bắc Á.[/caption]

Bà Thái Hương (58 tuổi), Tổng giám đốc của Ngân hàng Bắc Á được biết đến chủ yếu qua Tập đoàn TH. Tuy nhiên ít ai biết, ngân hàng mới là nghiệp đi trước của bà Hương với sự ươm mầm, nảy nở từ hơn 20 năm trước, còn sữa thì mới chưa được 10 năm.

Cá nhân bà Thái Hương và Bac A Bank đều khá kín tiếng trên thị trường.

Năm 2014, bà Thái Hương được Forbes xếp vào danh sách 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á. Đầu năm nay, tờ báo danh tiếng này cũng bình chọn bà là một trong 50 người phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam. Mỗi lần nhắc đến điều này, bà Thái Hương lại xua tay: "Tôi không muốn người ta gọi mình là người phụ nữ quyền lực. Tôi chỉ muốn là một người phụ nữ của gia đình, nhưng số mệnh buộc tôi phải trở thành một doanh nhân mạnh mẽ".

Theo Trí thức trẻ

Tags:

Nam A Bank nhận cú đúp giải thưởng quốc tế

Ngày 3/7, tại Singapore, Nam A Bank được tạp chí Asian Banking & Finance trao tặng giải thưởng Thẻ Tín dụng Sáng tạo của năm 2025 (Credit Card Initiative Of The Year 2025) và Ứng dụng Di động & Thanh toán Sáng tạo của năm 2025 (Mobile Banking & Payment Initiative Of The Year 2025). Đây là năm thứ ba liên tiếp Nam A Bank vinh dự nhận được giải thưởng từ Tạp chí này.

Dòng tín dụng đang chảy mạnh vào khu vực kinh tế tư nhân

Số liệu thống kê cho thấy, khu vực kinh tế tư nhân hiện đóng góp gần 50% GDP, hơn 30% thu ngân sách, tạo ra hơn 40 triệu việc làm và chiếm khoảng 85% tổng số lao động trong nền kinh tế. Với vai trò quan trọng đó, Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân ra đời như một bước ngoặt, đột phá trong tư duy và hoạch định chính sách phát triển kinh tế, là sự khẳng định của Đảng về vai trò then chốt, động lực quan trọng hàng đầu của khu vực kinh tế tư nhân trong tiến trình phát triển đất nước. aa Zalo

Bảo mật an toàn thông tin: Yếu tố then chốt cho ngành tài chính - ngân hàng trong kỷ nguyên số

Trong bối cảnh công nghệ AI, blockchain đóng vai trò quan trọng đối với ngành tài chính, ngân hàng nhưng đang bị “lợi dụng” để tấn công vào tài khoản người dùng. Vì vậy, việc đầu tư cho hệ sinh thái bảo mật thông minh, tích hợp, có khả năng phát hiện sớm và phản ứng nhanh là điều không thể thiếu nếu muốn đảm bảo an toàn thông tin và duy trì hoạt động ổn định trong kỷ nguyên số. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Thời báo ngân hàng có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Gia Đức – Giám đốc Fortinet Việt Nam. aa Zalo

Lãi suất cho vay lĩnh vực ưu tiên giữ ở 3,9%/năm, thấp hơn trần quy định

Mặt bằng lãi suất huy động duy trì ổn định đã tạo dư địa để lãi suất cho vay tiếp tục giữ ở mức thấp. Theo thống kê, lãi suất cho vay ngắn hạn bình quân bằng VND đối với các lĩnh vực ưu tiên hiện khoảng 3,9%/năm – thấp hơn mức trần 4%/năm theo quy định của NHNN.

Tổ chức lại hệ thống 14 Chi nhánh Ngân hàng nhà nước khu vực

Nhằm đảm bảo hệ thống vận hành đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, phù hợp với mô hình quản lý hành chính của 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập, Ngân hàng nhà nước đã ban hành 14 Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của 14 NHNN Khu vực (trừ NHNN Khu vực 1).

Video