NHO và BIOCERT INTERNATIONAL ký thỏa thuận hợp tác về chứng nhận các tiêu chuẩn quốc tế

Tại TP.Cần Thơ vừa  diễn ra lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa tổ chức chứng nhận NHO (Việt Nam) và tổ chức chứng nhận quốc tế BIOCERT INTERNATIONAL (Ấn Độ) về dịch vụ chứng nhận các tiêu chuẩn quốc tế: GlobalG.A.P., Nông Nghiệp Hữu Cơ: IFOAM-International federation of Organic Agriculture Movement, COR (Canada Organic Regime), EU Organic (834/2007 và 2092/91), USA Organic (The United States Department of Agriculture’s National Organic Program-NOP), Korea Organic, China Organic, Fair-TSA (Fairtrade Sustainability Alliance), ISO9001, ISO14001, ISO22000, ISO27001, ISO50001, HACCP, GMP… tại thị trường Việt Nam, Ấn Độ và các nước ASEAN.

[caption id="attachment_7002" align="aligncenter" width="700"]Giao kết các nội dung vừa được  kỳ kết. Ảnh PD Giao kết các nội dung vừa được kỳ kết. Ảnh PD[/caption]

Mối quan hệ hợp tác giữa NHO và BIOCERT INTERNATIONAL được bắt đầu từ năm 2014. Khi đó, NHO được đại diện cho phía đối tác Ấn Độ đánh giá chứng nhận tiêu chuẩn GlobalG.A.P. tại Việt Nam và BIOCERT INTERNATIONAL đại diện cho NHO đánh giá các tiêu chuẩn ISO9001, ISO22000, ISO14001 tại Ấn Độ. Từ đó đến nay, 2 bên đã hợp tác và thực hiện đánh giá, cấp giấy chứng nhận trên 1.000 khách hàng cho nhiều tiêu chuẩn khác nhau tại thị trường Việt Nam và Ấn Độ.

Tổ chức chứng nhận NHO là tổ chức hàng đầu về chứng nhận các tiêu chuẩn quốc tế như: ISO9001, ISO22000, ISO14000, HACCP, GMP, VietGAP (trồng trọt, thủy sản, chăn nuôi), chứng nhận hợp qui ngành nông nghiệp (thực phẩm, thủy sản, trồng trọt, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, giống các loại…). Tổ chức NHO hiện có 10 chi nhánh, văn phòng, trung tâm kiểm nghiệm trên cả nước, với đội ngũ nguồn nhân lực dồi dào, 61 người được đào tạo trong và ngoài nước trong đó: 1 phó giáo sư, 3 tiến sĩ, 16 thạc sĩ và số còn lại là kỹ sư, cử nhân, cao đẳng. Và tổ chức NHO đã cấp trên 3.500 giấy chứng nhận cho các Doanh nghiệp, cá nhân trong cả nước.

Theo ông Hoàng Bá Nghị, thành viên Ban Chỉ Đạo VietGAP trung ương, thành viên tổ chức GlobalG.A.P., Chủ Tịch Hội Đồng Chứng Nhận NHO: “NHO chúng tôi có một ước mơ, một ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững”. Ông cho rằng: “Hiện nay một số lô nông sản, thực phẩm xuất khẩu đã bị đối tác từ chối, trả về do không đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm. Để tạo lòng tin cho các nhà nhập khẩu, người tiêu dùng thì việc áp dụng các phương pháp thực hành sản xuất theo các tiêu chuẩn quốc tế ở trên là một giải pháp góp phần tháo gỡ khó khăn cho ngành nông nghiệp hiện nay. Việc áp dụng và được chứng nhận các tiêu chuẩn quốc tế vừa tạo ra sản phẩm có chất lượng và an toàn thực phẩm vừa được cấp giấy thông hành đảm bảo tiếp cận vào các thị trường Châu Âu, Mỹ, Canada, Hàn Quốc… Đồng thời cũng sẽ hỗ trợ các Doanh nghiệp nâng cao thương hiệu, hình ảnh, năng lực và uy tín trên trường quốc tế. Doanh nghiệp cần phải đổi mới chính mình, và đặc biệt áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế GlobalG.A.P., VietGAP, Nông Nghiệp Hữu Cơ, Fair-TSA vào sản xuất nông nghiệp là một yêu cầu không thể thiếu như hiện nay.

Ông Aadarsh Mohandass, Giám Đốc Điều Hành Châu Á – Thái Bình Dương của BIOCERT INTERNATIONAL, nhận định: “Đây là một sự kiện quan trọng, có lợi đối với cả 2 phía đối tác và cho cả 2 quốc gia Việt Nam và Ấn Độ. Chúng tôi nhận thấy việc phát triển nền Nông Nghiệp bền vững thông qua áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế tại Ấn Độ cũng như Việt Nam là rất cần thiết. Mặt khác Ấn Độ với dân số trên 1,2 tỷ người, đây là cơ hội mở rộng phạm vi hoạt động của phía đối tác Việt Nam”

Ông Aadarsh Mohandass cho biết thêm: “Chúng tôi đã tìm hiểu các tổ chức chứng nhận tại Việt Nam rất kỹ trước khi chọn đối tác là tổ chức NHO, họ là tổ chức chứng nhận hàng đầu về thực phẩm, nông nghiệp tại Việt Nam. Thông qua mối liên kết hợp tác này sẽ giúp các bên mở rộng hoạt động chứng nhận, nâng cao năng lực, uy tín, chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng được tốt hơn, đồng thời sẽ cắt giảm được chi phí và tăng cường sự hiện diện của mình nhiều hơn tại thị trường Châu Á. Chính vì thế, Sau một năm các bên đều có mong muốn mở rộng lĩnh vực hợp tác về việc chứng nhận thêm một số tiêu chuẩn như: Nông Nghiệp Hữu Cơ, Fair-TSA, ISO27001, ISO50001… Và, lễ ký kết này  là một minh chứng hiện thực cho sự mong muốn đó.”

Trường Ca

Tags:

Nâng bước những Startup thành “kỳ lân”

Nền kinh tế số của chúng ta đã chứng kiến mức tăng trưởng cao nhất ở Đông Nam Á trong hai năm liên tiếp vào 2022 và 2023. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bất ổn, đổi mới công nghệ đã trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam, cũng như làm “bàn đạp” vững chãi cho các doanh nghiệp lớn mạnh trong hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo.

Nâng tầm hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, liên kết vùng được xác định là ba yếu tố góp phần nâng tầm vị thế hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia. Tuy nhiên, để phát huy tối đa lợi thế của các yếu tố này, cần khơi thông “điểm nghẽn” cản trở doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Di sản của Tổng giám đốc Sumitomo Jun Ohta

Ông chọn Việt Nam là 1 trong 4 thị trường trọng tâm và dưới sự điều hành của ông, Sumitomo đã đầu tư hàng tỷ đô vào khu vực thị trường trọng tâm.