NHNN yêu cầu chấn chỉnh việc đòi nợ của các công ty tài chính

Thống đốc NHNN vừa yêu cầu các công ty tài chính tiêu dùng phải nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, đạo đức nghề nghiệp và không đòi nợ người không có nghĩa vụ trả.

Trong văn bản số 7022/NHNN-TTGSNH gửi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh các tỉnh, thành phố, Thống đốc Lê Minh Hưng yêu cầu các đơn vị này chấn chỉnh tình hình hoạt động của những công ty tài chính trên địa bàn. Văn bản nhằm đảm bảo dịch vụ cho vay tiêu dùng tuân thủ đúng quy định của pháp luật, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của khách hàng và an ninh tiền tệ.
[caption id="attachment_107016" align="aligncenter" width="660"] NHNN yêu cầu các công ty tài chính tiêu dùng không đòi nợ người không có nghĩa vụ trả.[/caption]

Theo đó, NHNN yêu cầu các chi nhánh, văn phòng đại diện, điểm giới thiệu của công ty tài chính phải chấp hành quy định nội bộ, văn bản quy phạm pháp luật về cho vay tiêu dùng, cho vay phục vụ đời sống, phát hành thẻ tín dụng.

Đồng thời, các công ty này phải đột xuất và thường xuyên kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định trên. Khi phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong hoạt động phải có biện pháp ngăn chặn, xử lý toàn diện.

NHNN cũng đặc biệt lưu ý các công ty tài chính phải nâng cao chất lượng dịch vụ tư vấn khách hàng và đạo đức nghề nghiệp nhằm ngăn chặn hành vi có thể xảy ra.

“Việc đôn đốc, thu hồi nợ phải theo đúng quy định tại Thông tư số 43/2016/TT-NHNN, không thực hiện đòi người không có nghĩa vụ trả nợ cho công ty tài chính tiêu dùng”, Thống đốc Lê Minh Hưng yêu cầu.

Riêng văn phòng đại diện, điểm giới thiệu sản phẩm của công ty tài chính không được đòi nợ thay cho công ty cung cấp dịch vụ.

Theo văn bản, các nơi này chỉ được tư vấn, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ và tìm kiếm, quản lý, sử dụng thông tin khách hàng. Đồng thời khi phát hiện những vi phạm thì báo cáo với trụ sở chính công ty tài chính để xử lý.

NHNN cũng yêu cầu chi nhánh các tỉnh, thành phố tăng cường quản lý, thanh tra, giám sát hoạt động này và có biện pháp xử lý theo thẩm quyền khi có vi phạm.

Theo Phúc Minh Zing

Tags:

Dòng tín dụng đang chảy mạnh vào khu vực kinh tế tư nhân

Số liệu thống kê cho thấy, khu vực kinh tế tư nhân hiện đóng góp gần 50% GDP, hơn 30% thu ngân sách, tạo ra hơn 40 triệu việc làm và chiếm khoảng 85% tổng số lao động trong nền kinh tế. Với vai trò quan trọng đó, Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân ra đời như một bước ngoặt, đột phá trong tư duy và hoạch định chính sách phát triển kinh tế, là sự khẳng định của Đảng về vai trò then chốt, động lực quan trọng hàng đầu của khu vực kinh tế tư nhân trong tiến trình phát triển đất nước. aa Zalo

Bảo mật an toàn thông tin: Yếu tố then chốt cho ngành tài chính - ngân hàng trong kỷ nguyên số

Trong bối cảnh công nghệ AI, blockchain đóng vai trò quan trọng đối với ngành tài chính, ngân hàng nhưng đang bị “lợi dụng” để tấn công vào tài khoản người dùng. Vì vậy, việc đầu tư cho hệ sinh thái bảo mật thông minh, tích hợp, có khả năng phát hiện sớm và phản ứng nhanh là điều không thể thiếu nếu muốn đảm bảo an toàn thông tin và duy trì hoạt động ổn định trong kỷ nguyên số. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Thời báo ngân hàng có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Gia Đức – Giám đốc Fortinet Việt Nam. aa Zalo

Lãi suất cho vay lĩnh vực ưu tiên giữ ở 3,9%/năm, thấp hơn trần quy định

Mặt bằng lãi suất huy động duy trì ổn định đã tạo dư địa để lãi suất cho vay tiếp tục giữ ở mức thấp. Theo thống kê, lãi suất cho vay ngắn hạn bình quân bằng VND đối với các lĩnh vực ưu tiên hiện khoảng 3,9%/năm – thấp hơn mức trần 4%/năm theo quy định của NHNN.

Tổ chức lại hệ thống 14 Chi nhánh Ngân hàng nhà nước khu vực

Nhằm đảm bảo hệ thống vận hành đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, phù hợp với mô hình quản lý hành chính của 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập, Ngân hàng nhà nước đã ban hành 14 Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của 14 NHNN Khu vực (trừ NHNN Khu vực 1).

Video