NHNN đề xuất “khai tử” 6 nghị định trong lĩnh vực ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Nghị định của Chính phủ về việc bãi bỏ một số Nghị định của Chính phủ trong lĩnh vực ngân hàng.

Tại Dự thảo Nghị định, NHNN Việt Nam (cơ quan soạn thảo) đề xuất bãi bỏ các Nghị định 6 nghị định gồm: Nghị định số 14/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ ban hành Quy định về chính sách cho hộ sản xuất vay vốn để phát triển nông – lâm – ngư – diêm nghiệp và kinh tế nông thôn; Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của QTDND; Nghị định số 69/2005/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của QTDND; Nghị định số 22/2006/NĐ-CP ngày 28/2/2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện TCTD nước ngoài tại Việt Nam; Nghị định số 59/2009/NĐ-CP ngày 16/7/2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại; Nghị định số 05/2010/NĐ-CP ngày 18/1/2010 của Chính phủ quy định việc áp dụng Luật Phá sản đối với các TCTD.

Lý giải nguyên nhân, NHNN Việt Nam cho biết, một số nghị định do NHNN chủ trì soạn thảo hiện không được áp dụng trên thực tiễn nhưng vẫn còn hiệu lực.

Cụ thể, với Nghị định hướng dẫn Luật Các TCTD năm 1997 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2004), bao gồm 04 Nghị định: Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của QTDND; Nghị định số 69/2005/NĐ-CP ngày 26/5/2005 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của QTDND; Nghị định số 22/2006/NĐ-CP ngày 28/2/2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện TCTD nước ngoài tại Việt Nam; Nghị định số 59/2009/NĐ-CP ngày 16/7/2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại.

NHNN cho biết, nội dung tại các nghị định trên đã được quy định cụ thể trong Luật các TCTD 2010, hoặc giao cho Thủ tướng Chính phủ hoặc Thống đốc NHNN hướng dẫn. Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN đã hoàn thành việc ban hành các văn bản theo thẩm quyền để quy định các nội dung được giao. Do đó quy định tại những Nghị định này không còn được áp dụng.

Đối với Nghị định số 05/2010/NĐ-CP ngày 18/01/2010 của Chính phủ quy định việc áp dụng Luật Phá sản đối với các TCTD, theo NHNN Việt Nam, Luật Phá sản năm 2014 đã quy định về thủ tục phá sản TCTD tại Chương VIII. Vì vậy, các quy định tại Nghị định số 05/2010/NĐ-CP không còn được áp dụng.

Đối với Nghị định số 14/CP ngày 02/3/1993 của Chính phủ quy định về chính sách cho hộ sản xuất vay vốn để phát triển nông – lâm – ngư – diêm nghiệp và kinh tế nông thôn, NHNN Việt Nam cho biết, các văn bản là căn cứ ban hành Nghị định số14/CP đã hết hiệu lực.

Hiện nay, các nội dung của Nghị định này đã được thay thế bởi quy định tại một số văn bản của Chính phủ, bao gồm: (i) Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 về phát triển ngành nghề nông thôn; (ii) Nghị Quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo; (iii) Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 về khuyến nông; (iv) Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 về một số chính sách phát triển thuỷ sản và Nghị định số 89/2015/NĐ-CP ngày 07/10/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014; (v) Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; (vi) Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020.

“Do đó, quy định tại Nghị định số 14/CP không còn được áp dụng trên thực tiễn”, NHNN cho biết.

Xuất phát từ những căn cứ trên, NHNN ề nghị, việc bãi bỏ các Nghị định trong lĩnh vực ngân hàng là cần thiết nhằm đảm bảo tính thống nhất của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tạo thuận lợi cho quá trình thực thi, áp dụng pháp luật trong ngành Ngân hàng.

Theo Thời báo ngân hàng

Tags:

Nam A Bank nhận cú đúp giải thưởng quốc tế

Ngày 3/7, tại Singapore, Nam A Bank được tạp chí Asian Banking & Finance trao tặng giải thưởng Thẻ Tín dụng Sáng tạo của năm 2025 (Credit Card Initiative Of The Year 2025) và Ứng dụng Di động & Thanh toán Sáng tạo của năm 2025 (Mobile Banking & Payment Initiative Of The Year 2025). Đây là năm thứ ba liên tiếp Nam A Bank vinh dự nhận được giải thưởng từ Tạp chí này.

Dòng tín dụng đang chảy mạnh vào khu vực kinh tế tư nhân

Số liệu thống kê cho thấy, khu vực kinh tế tư nhân hiện đóng góp gần 50% GDP, hơn 30% thu ngân sách, tạo ra hơn 40 triệu việc làm và chiếm khoảng 85% tổng số lao động trong nền kinh tế. Với vai trò quan trọng đó, Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân ra đời như một bước ngoặt, đột phá trong tư duy và hoạch định chính sách phát triển kinh tế, là sự khẳng định của Đảng về vai trò then chốt, động lực quan trọng hàng đầu của khu vực kinh tế tư nhân trong tiến trình phát triển đất nước. aa Zalo

Bảo mật an toàn thông tin: Yếu tố then chốt cho ngành tài chính - ngân hàng trong kỷ nguyên số

Trong bối cảnh công nghệ AI, blockchain đóng vai trò quan trọng đối với ngành tài chính, ngân hàng nhưng đang bị “lợi dụng” để tấn công vào tài khoản người dùng. Vì vậy, việc đầu tư cho hệ sinh thái bảo mật thông minh, tích hợp, có khả năng phát hiện sớm và phản ứng nhanh là điều không thể thiếu nếu muốn đảm bảo an toàn thông tin và duy trì hoạt động ổn định trong kỷ nguyên số. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Thời báo ngân hàng có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Gia Đức – Giám đốc Fortinet Việt Nam. aa Zalo

Lãi suất cho vay lĩnh vực ưu tiên giữ ở 3,9%/năm, thấp hơn trần quy định

Mặt bằng lãi suất huy động duy trì ổn định đã tạo dư địa để lãi suất cho vay tiếp tục giữ ở mức thấp. Theo thống kê, lãi suất cho vay ngắn hạn bình quân bằng VND đối với các lĩnh vực ưu tiên hiện khoảng 3,9%/năm – thấp hơn mức trần 4%/năm theo quy định của NHNN.

Tổ chức lại hệ thống 14 Chi nhánh Ngân hàng nhà nước khu vực

Nhằm đảm bảo hệ thống vận hành đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, phù hợp với mô hình quản lý hành chính của 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập, Ngân hàng nhà nước đã ban hành 14 Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của 14 NHNN Khu vực (trừ NHNN Khu vực 1).

Video