Nhiều ngân hàng lớn bắt đầu tìm đường tháo chạy khỏi Vương quốc Anh
Các ngân hàng lớn như JPMorgan Chase, Goldman Sachs, Bank of America, Citigroup và Morgan Stanley đã phản ứng lại kết quả cuộc trưng cầu dân ýở Anh bằng cách tìm đường chuyển hoạt động của họ tới những thành phố khác như Dublin, Paris và Frankfurt thay vì ở Luân Đôn.
[caption id="attachment_25255" align="aligncenter" width="700"]
Rủi ro trong lĩnh vực tài chính ở Anh đã được thống đốc ngân hàng trung ương Pháp cảnh báo từ sáng hôm thứ Bảy tuần trước, khi cho rằng các ngân hàng sẽ mất đi “tấm hộ chiếu” để hoạt động ở EU nếu như Anh rời bỏ khối thị trường chung này.
Ông François Villeroy de Galhau nói rằng sẽ rất “vô lý” nếu như cho phép thành phố Luân Đôn hoạt động theo các quy tắc của EU mà không phải là thành viên của Khu vực Kinh tế Châu Âu như cách mà Na uy đã thực hiện.
“Đây là một tiền lệ, mô hình Khu vực Kinh tế Châu Âu của Na uy, rằng Anh sẽ vẫn tiếp tục được tham gia vào thị trường chung Châu Âu nhưng phải cam kết thực hiện tất cả các quy tắc của EU,” ông Galhau, đồng thời cũng là thành viên hội đồng quản trị Ngân hàng Trung ương Châu Âu, nói.
Lời tuyên bố đầu tiên từ một lãnh đãnh đạo Ngân hàng Trung ương Châu Âu đã làm rõ một điều rằng EU sẽ không cho lĩnh vực tài chính Anh một sự chuyển đổi dễ dàng.
Hiện tại các luật sư cũng đã đưa ra những lời cảnh báo với các ngân hàng đầu tư Mỹ ở Anh rằng những quyền lợi các ngân hàng này đang được hưởng khi đặt văn phòng ở Anh, nhưng vẫn cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính cho các khách hàng ở khắp EU có thể sẽ bị mất đi một phần, hoặc toàn bộ phụ thuộc vào các cuộc đàm phán về việc rút khỏi EU sắp tới của Anh.
[caption id="attachment_25256" align="aligncenter" width="700"]
“Chúng tôi sẽ phải xử lý điều này,” lãnh đạo cấp cao của một ngân hàng lớn tại Mỹ cho biết. “Chúng toi đã bắt đầu nghĩ đến việc làm thế nào để cơ cấu lại các nhân viên, văn phòng và những thực thể đang có sẵn ở Châu Âu. Chúng tôi đã tái cân bằng lại bước đi của mình.”
Vị lãnh đạo ngân hàng này cũng cho biết việc xin được giấy phép và các thủ tục pháp lý sẽ có thể mất thời gian, do đó ngân hàng của ông sẽ xem xét tất cả các tình huống để xem điều gì cần phải làm nhằm phục vụ các khách hàng ở Châu Âu.
Thực tế thì nhiều ngân hàng Mỹ đã lặng lẽ xây dựng những cơ sở khác ở Châu Âu nằm ngoài nước Anh để từ đó có thể chuyển đổi hoạt động một cách dễ dàng. Nhưng phần lớn trong số đó vẫn thiếu các giấy phép cần thiết để thực hiện nhiều hoạt động chạy ra khỏi Luân Đôn.
[caption id="attachment_25257" align="aligncenter" width="700"]
“Nếu như bạn không có giấy phép [kinh doanh đầy đủ ở EU] bạn cần phải bắt đầu công việc ngay bây giờ,” một người đứng đầu mảng ngân hàng đầu tư của một tập đoàn lớn nói.
Trước khi cuộc trưng cầu dân ý, Giám đốc điều hành JPMorgan là ông Jamie Dimon đã cảnh báo rằng sẽ có khoản 4.000 việc làm sẽ chuyển ra khỏi Anh. Stuart Gulliver, Giám đốc điều hành HSBC, cũng nói rằng ngân hàng này sẽ chuyển khoảng 1.000 trong tổng số 5.000 nhân viên ở Anh sang Paris nếu như Brexit xảy ra. Các ngân hàng khác như là Barclays, Royal Bank of Scotland và Lloyds Banking Group có thể cũng cần phải củng cố vị thế của họ ở Châu Âu ngoài nước Anh.
Jonathan Lewis, người đứng đầu Nomura International của Nhật, công ty hiện có khoảng 2.000 nhân viên ở Luân Đôn, cho biết sẽ giữ thái độ “chờ đợi và theo dõi” để xem mọi việc xảy ra như thế nào trước khi đưa ra bất cứ quyết định lớn nào liên quan tới việc di chuyển văn phòng hoặc tái cấu trúc lại hoạt động. Nhưng ông cũng tin rằng nước Anh sẽ bị bất lợi.
Theo Financial Times