Nhật Bản sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật và nhân lực cho Vùng ĐBSCL
Trong khuôn khổ chuyến công tác tại vùng ĐBSCL, ông NaRaZaKi MiKiO, Chủ tịch Hiệp hội khai thác nguồn nhân lực - Bộ ngoại giao Nhật Bản đã có buổi làm việc với Ban chỉ Đạo Tây Nam Bộ và đại diện lãnh đạo TP.Cần Thơ.
[caption id="attachment_6335" align="aligncenter" width="700"]
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Phong Quang - Phó trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ và ông Đào Anh Dũng – Phó Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ, đã giới thiệu tới ông NaRaZaKi MiKiO về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội cùng các tiềm năng lợi thế của TP.Cần Thơ và Vùng ĐBSCL. Đồng thời đề cập đến, TP.Cần Thơ là tâm điểm thu hút thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cả vùng ĐBSCL. Dịp này Ban chỉ đạo Tây Nam bộ cũng mong muốn ông NaRaZaKi MiKiO làm cầu nối mời gọi cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản gia tăng hợp tác phát triển nguồn nhân lực, đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của vùng ĐBSCL, theo phương thức các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vốn và kỹ thuật, TP.Cần Thơ và ĐBSCL sẽ cung ứng đất canh tác và lao động để gia tăng giá trị nông lâm thủy sản của vùng, xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và các nước khác.Bày tỏ với những gợi mở của Ban Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ và TP.Cần Thơ, ông NaRaZaKi MiKiOghi nhận ý kiến và hứa sẽ cố gắng để hiện thực hóa trong thời gian tới.
Về phía Nhật Bản, ông NaRaZaKi MiKiO cũng đã đề xuất với Ban Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ và TP.Cần Thơ, trước mắt Nhật Bản sẽ hỗ trợ chuyển giao trang thiết bị kỹ thuật cao của ngành y tế cho các bệnh viện, nhằm nâng cao chất lượng khám và điều trị bệnh cho người dân trong vùng, theo phương thức mượn và thuê có thời hạn, bởi theo ông NaRaZaKi MiKiO những thiết bị hiện đại trong ngành y tế hiện rất đắt, chỉ những nước phát triển mới đủ kinh phí để mua. Nhưng với những nước đang phát triển, bằng phương thức này, các bệnh nhân vẫn tiếp cận được với thiết bị y tế hiện đại.
Ông NaRaZaKi MiKiO còn nói thêm, Nhật Bản và Việt Nam đang có quan hệ rất tốt trên nhiều phương diện, nhưng để giúp nhau phát triển rất cần đội ngũ nguồn nhân lực hiểu rõ ngôn ngữ và văn hóa Nhật thông qua du học từ độ tuổi còn nhỏ (học sinh lớp 6 và 7), Bộ Ngoại giao Nhật đã cho phép học sinh nước ngoài du học tại Nhật từ lớp 6 trở lên. Vì đã có thí điểm du học ở độ tuổi lớp 9 và 10, khả năng học tiếng Nhật và văn hóa Nhật bị hạn chế, ảnh hưởng đến đào tạo chuyên môn kỹ thuật cao. Ông NaRaZaKi MiKiO cũng cho biết thêm, Hiệp hội khai thác nguồn nhân lực – Bộ ngoại giao Nhật Bản đang có kế hoạch nhận 10 học sinh Việt Nam thuộc diện nghèo, nhưng có thành tích học tốt để đào tạo miễn phí. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, sẽ là hạt giống chuyên ngành ở một số lĩnh vực phục vụ cho quê hương của chính những duhọc sinh này.
Trường Ca