Nhận sáp nhập MDB: Lãnh đạo MaritimeBank nói gì?

Ông Đỗ Lam Điền, Thành viên HĐQT Maritime Bank, thừa nhận trong số các công việc quan trọng cần giải quyết, việc sáp nhập hai hệ thống công nghệ đòi hỏi nhiều thời gian và công sức.

[caption id="attachment_5117" align="aligncenter" width="700"]Sáp nhập MDB vào MaritimeBank là một sự cộng hướng Sáp nhập MDB vào MaritimeBank là một sự cộng hướng[/caption]

“Để tương thích giữa hai phần mềm, chúng tôi đã có những bước khảo sát và kế hoạch cụ thể cho việc “khớp” giữa hai hệ thống ngân hàng lõi để đảm bảo dịch vụ hoạt động thông suốt, an toàn cũng như không ảnh hưởng đến khách hàng”, ông Điền khẳng định.

Ông Điền cho biết về mặt chính thức, ngay sau khi có quyết định chính thức của NHNN, hai bên tiến hành các thủ tục sáp nhập MDB vào MaritimeBank. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị đã được hai bên thực hiện từ trước đó.

“Chúng tôi đã đánh giá lại 2 hệ thống bao gồm việc đánh giá toàn bộ về tài chính, công nghệ, khách hàng, nhân sự, mạng lưới… đặc biệt là đối với MDB. Việc đánh giá một cách đầy đủ và chính xác những vấn đề trên là cơ sở quan trọng để hai bên triển khai các bước tiếp theo”, ông Điền cho biết.

Nói về thương vụ này, ông Điền cho rằng do đặc thù vùng miền và kinh doanh nên việc sáp nhập MDB vào MaritimeBank là một sự cộng hưởng, hợp nhất của hai hệ thống.

“Việc sáp nhập MDB vào MaritimeBank là sự kết hợp hợp lý và có lợi cho cả hai bên. Bởi lẽ, đây là cuộc sáp nhập chủ động trên cơ sở tương đồng về mô hình quản trị, văn hóa kinh doanh, sản phẩm dịch vụ, gia tăng thế mạnh sẵn có của hai ngân hàng”, ông Điền nhấn mạnh.

Theo ông Điền, quá trình sáp nhập giữa hai ngân hàng không gặp nhiều vấn đề khó khăn liên quan đến nợ xấu, nhân sự, khách hàng... Ví như nợ xấu, cả 2 ngân hàng đều có tỷ lệ nợ xấu thấp, dưới mức quy định của NHNN.

“Sau sáp nhập, khách hàng của MDB và Maritime Bank đều là khách hàng chung. Bởi vậy nguyên tắc hàng đầu của chúng tôi trong công tác sáp nhập là đảm bảo quyền lợi của khách hàng. Vì vậy, các khoản tiền gửi vẫn được chuyển nguyên sang hệ thống Maritime Bank và thủ tục rút tiền đều được thực hiện bình thường, không bị tính là rút tiền khác ngân hàng”, ông Điền khẳng định.

Sau khi sáp nhập, các phòng giao dịch, chi nhánh của MDB sẽ mang thương hiệu MaritimeBank. Như vậy, sau sáp nhập, con số chi nhánh, phòng giao dịch của MaritimeBank sẽ nâng từ 221 lên gần 300, đưa ngân hàng thuộc top 5 về mạng lưới, top 3 về vốn điều lệ trong khối NHTM cổ phần.

Theo Bizlive

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video