Nhân giá trị cầu vốn

Sức hấp thụ vốn của doanh nghiệp và nền kinh tế từ chỗ yếu trong quý I, dự kiến sẽ tăng trở lại từ quý III và cải thiện hơn nữa vào cuối năm 2024.

Sự phục hồi của sản xuất, xuất khẩu và cầu tiêu dùng là các yếu tố đồng loạt thúc đẩy trực tiếp nhu cầu vốn của doanh nghiệp nửa cuối năm 2024. Các chính sách để “nhân ba công lực” cho giá trị hấp thu vốn đối với tăng trưởng GDP càng cần sự hóa giải khéo léo của các nhà điều hành.

Ông Trần Văn Lâm - Giám đốc Trung tâm Tiếp thị Doanh nghiệp kiêm Giám đốc Trung tâm Giao dịch Hội sở Ngân hàng Shinhan Việt Nam nhận định, trong quý I, việc hấp thụ vốn vay của nền kinh tế trong nước rất yếu, dẫn đến các ngân hàng và tổ chức tín dụng bị tồn đọng vốn, do đó lãi suất huy động rất thấp. Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của chính phủ, sự điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt của NHNN, nền kinh tế trong nước đã dần khởi sắc trong quí II/2024, nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh đã dần tăng, kết hợp với chính sách điều hành tỷ giá ổn định, từ đó dẫn đến việc lãi suất huy động của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng cũng có xu hướng tăng nhẹ.

Dù vậy, đại diện Shinhan Bank cho rằng, tình hình hấp thụ vốn có được cải thiện song cũng tập trung chủ yếu ở những doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài, những dự án đầu tư lớn và đầu tư công.

Ông Lâm cũng kỳ vọng nhu cầu vốn cho 6 tháng cuối năm sẽ cải thiện tốt hơn nửa đầu năm nhờ vào những dấu hiệu phục hồi kinh tế, chính sách điều hành kinh hoạt của NHNN và chính các ngân hàng cũng chủ động điều hành tiết giảm chi phí để duy trì mặt bằng lãi suất cho vay thấp, từ đó tăng tính hấp dẫn nhu cầu vốn cho doanh nghiệp.

Ngoài xu hướng tăng giá vốn của thị trường 1, ghi nhận những ngày đầu tháng 7, trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất cho vay qua đêm tiền đồng sau khi giảm nhẹ vào cuối tháng 6/2024 đã bật tăng trở lại về vùng 4,5%/năm, tương đương lãi suất tái cấp vốn. Đây là kết quả của các biện pháp bơm - hút, bán ngoại tệ mà NHNN đã triển khai trong thời gian, và cũng đang được lưu ý có thể là dấu hiệu của thanh khoản tiền đồng trở nên căng hơn. Bởi điều này sẽ dẫn đến rủi ro về mặt thanh khoản của hệ thống trong thời gian tới khi cung tiền M2 và huy động tăng chậm, trong bối cảnh tín dụng tăng trưởng rất mạnh bắt đầu những ngày cuối tháng 6.

Lựa chọn nào để có một kịch bản đẹp theo kỳ vọng là lãi suất huy động tăng nhẹ, nhưng không tăng lãi suất cơ bản?

Rủi ro thanh khoản, -xu hướng giá vốn đắt lên khiến lãi suất vay giữ mặt bằng thấp hiện đang là một thách thức của các ngân hàng. Để sẵn sàng cho nguồn vốn trung và dài hạn, bổ sung vốn cấp 2 nhằm đảm bảo các chỉ tiêu an toàn vốn và vốn cho hoạt động kinh doanh, hàng loạt ngân hàng đã tăng phát hành trái phiếu kỳ hạn từ 2-7 năm, trong 2 tháng 5 và 6 vừa qua.

Các chuyên gia FiinRatings cũng cho rằng đây là kết quả của tín hiệu phục hồi của khu vực sản xuất, bên cạnh xu hướng lãi suất huy động tăng. Theo đó các nhà băng tăng tốc đón nhu cầu vốn với mục tiêu tăng trưởng tín dụng đang và sẽ được tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ. Song thực tế đây vẫn chỉ là một phần nguồn bổ sung và phục vụ nhu cầu cơ cấu vốn của các ngân hàng. Áp lực của tiền đồng và hệ thống nếu căng, rất có thể sẽ đẩy đến những bước đi đầu tiên của chính sách tiền tệ thắt chặt.

Đã có những dự báo ngày càng cụ thể về khả năng tăng lãi suất điều hành. Nhà đầu tư trên thị trường gần như không còn đặt câu hỏi về khả năng này, mà là quan tâm đến thời điểm nào thì nhà điều hành sẽ tăng lãi suất. Trước một tín hiệu quan trọng của tăng trưởng GDP với nhu cầu vốn đang tăng, thì lựa chọn nào để có một kịch bản đẹp theo kỳ vọng là lãi suất huy động tăng nhẹ, nhưng không tăng lãi suất cơ bản? Điều đó đang đặt vào các điều kiện gồm kiểm soát chặt lạm phát, hạ nhiệt tỷ giá ổn định, rõ ràng.

 

Theo Diễn đàn doanh nghiệp

Tự hào, thiêng liêng Lễ thượng cờ A Pa Chải - cực Tây tổ quốc

Ngày 7/5/2025, Ủy ban Nhân dân tỉnh Điện Biên phối hợp cùng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên và Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Á (Nam A Bank) tổ chức Lễ thượng cờ và gắn biển công trình Cột cờ A Pa Chải tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé. Đây là sự kiện đặc biệt nhân dịp kỷ niệm 71 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2025) - cột mốc chói lọi trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Chìa khóa mở rộng và đa dạng thị trường xuất khẩu

Vừa qua, tại TP.HCM đã diễn ra Hội thảo trực tuyến “Chìa khóa mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu”, thu hút đông đảo khách hàng doanh nghiệp, các chuyên gia kinh tế, thương mại quốc tế tham gia.

Ngân hàng tung ưu đãi dịp lễ thống nhất

Mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Nam A Bank triển khai hàng loạt ưu đãi hấp dẫn dành cho khách hàng khi sử dụng thẻ tín dụng hoặc qua ứng dụng Ngân hàng số Open Banking.

Nam A Bank và MobiFone hợp tác nâng tầm công nghệ ngân hàng

Nam A Bank đang cho thấy những bước tiến mạnh mẽ trong chiến lược phát triển bền vững dựa trên 2 trụ cột chính là số hóa và xanh hóa. Tăng cường hợp tác sâu rộng với các đối tác công nghệ hàng đầu là một trong những hoạt động góp phần giúp ngân hàng hiện thực hóa chiến lược này.

Nam A Bank huy động 10 triệu USD từ Global Climate Partnership Funds

Ngày 25/04, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – HOSE: NAB) vừa được Quỹ Hợp tác Khí hậu Toàn cầu (Global Climate Partnership Funds – GCPF) giải ngân thành công 10 triệu USD. Qua đó, nâng tổng số dư huy động vốn nước ngoài của ngân hàng lên hơn 110 triệu USD nhằm chủ động nguồn vốn, mở rộng danh mục cho vay phát triển bền vững.

Video