Nhà máy chế biến Cà phê Cầu Đất Đà Lạt: Góp phần xây dựng thương hiệu bền vững cho cà phê Việt Nam
Sau nhiều năm nghiên cứu về thị trường cà phê trong nước và xuất khẩu, Công ty TNHH Cà phê Arabica Cầu Đất Phú Vinh đã đầu tư xây dựng nhà máy chế biến cà phê Cầu Đất Đà Lạt để thu mua và chế biến sản phẩm cà phê sạch, với nguyên liệu chính là cà phê Arabica của vùng Cầu Đất Lâm Đồng. Nhằm giải quyết một phần sản lượng cà phê của Đà Lạt và các khu vực lân cận, giúp cho bà con nông dân có nơi tiêu thụ cà phê ổn định với giá cả hợp lý, đảm bảo lợi ích của người sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương cũng như đóng góp cho ngân sách của tỉnh và Nhà nước.
Đầu tư toàn diện
Là một quốc gia trồng và sản xuất cà phê lớn hàng đầu trên thế giới, đặc biệt là lượng cà phê nhân xuất khẩu, Việt Nam đứng thứ hai về sản lượng cà phê trong niên vụ 2014 - 2015 sau Brazil và xuất khẩu cà phê tới hơn 97 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ cà phê của thế giới ngày càng tăng. Năm 1999/2000 khoảng 98.000 triệu bao (tương đương gần 6 triệu tấn). Năm 2016 nhu cầu tăng lên 162.600 triệu bao.
Do đó, Công ty TNHH Cà phê Arabica Cầu Đất Phú Vinh đã đầu tư xây dựng nhà máy chế biến cà phê Cầu Đất Đà Lạt với trên 35 tỷ đồng tại vùng trung tâm nguyên liệu (Xuân Thọ, Xuân Trường, Trạm Hành) trong đó Nhà máy chế biến sản xuất trên 9.800m2 theo định hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Lâm Đồng nhằm giải quyết hết nguồn nguyên liệu sản xuất cà phê Arabica của địa phương.
Hiện các sản phẩm cà phê Arabica Đà Lạt được nhiều khách hàng trong và ngoài nước biết đến. Bên cạnh các yếu tố chung như giống, khâu chăm sóc, thu hoạch, bảo quản… chất lượng cà phê Arabica Đà Lạt còn được quyết định bởi yếu tố độ cao của vùng đất nên vượt trội so với cà phê Arabica ở những nơi khác.
Theo ông Nguyễn Vũ Hiển - Giám đốc công ty cho biết: “Nhà máy chế biến cà phê Cầu Đất Đà Lạt được đầu tư cơ sở hạ tầng trang thiết bị hiện đại, sử dụng công nghệ tiến tiến của Brazil đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn cho xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Tiêu thụ mỗi năm từ 12.000 tấn cà phê nhân, được chế biến từ 50 đến 60 ngàn tấn sản phẩm cà phê tươi chiếm tỷ trọng từ 15 đến 20% sản lượng sản xuất hàng năm của tỉnh. Giải quyết một phần sản lượng cà phê của Đà Lạt và các khu vực lân cận, giúp cho bà con nông dân có nơi tiêu thụ cà phê ổn định với giá cả hợp lý, đảm bảo lợi ích của người sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương cũng như đóng góp cho ngân sách của tỉnh và Nhà nước”.
Quy trình - Công nghệ sản xuất hiện đại
Ông Phan Đức Phú – đại diện Ban điều hành Công ty Cà phê Arabica Cầu Đất Phú Vinh đã nhận thức rằng, để có được thành công thì phải làm tốt hơn các đối thủ cạnh tranh của mình trong việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng trọng điểm, do đó việc hoạch định chính sách phải phù hợp nhu cầu người tiêu dùng và cân sức với chiến lược của các đối thủ cạnh tranh được công ty hêt sức chú trọng.
Nhà máy chế biến cà phê Cầu Đất Đà Lạt sử dụng công nghệ chế biến ướt bao gồm các giai đoạn xát, rửa quả tươi để loại bỏ vỏ, thịt và chất nhờn bên ngoài nhân để có cà phê thóc, sau đó làm khô để có cà phê nhân sống. Phương pháp này cho sản phẩm chất lượng tốt, giảm được đáng kể diện tích sân phơi (so với phương pháp phơi quả thì mặt bằng chế biến giảm 75-80%). Tuy có giá trị kinh tế cao nhưng công nghệ này đòi hỏi đầu tư thiết bị phức tạp, đặc biệt phương án bảo vệ môi trường.
[caption id="attachment_48126" align="aligncenter" width="622"]
Làm sạch và phân loại là qui trình đầu tiên không thể thiếu trong quá trình chế biến ướt (wet coffee processing). Theo qui trình làm sạch thì cà phê hái từ vườn về sẽ được loại riêng rẽ quả tốt và cành lá, đất đá, chất bẩn khác lẫn vào.
Máy rửa với những tiện ích hơn như lượng nước dùng để rửa cũng như bắt quả nổi tự hồi lưu luân chuyển mãi trong thùng chứa mà chúng ta không phải lo đến việc thu hồi mà chỉ cần xả bỏ vào cuối ngày.
Cà phê thóc sẽ được làm ráo bằng hai cách: Phơi ráo hay phơi cho đến khi khô (nếu thời tiết thuận lợi), sấy ráo bằng lò sấy tĩnh trong khoảng thời gian khoảng 6-8 tiếng với nhiệt độ thấp khoảng 60 độ C. Sau đó sẽ được đưa vào lò sấy trống để sấy cho đến khi khô với nhiệt độ khoảng 80 độ C (tại hạt).
[caption id="attachment_48127" align="aligncenter" width="622"]
Đặc biệt, cà phê Arabica tại nhà máy Cầu Đất Phú Vinh được sấy bằng lò sấy trống liên tục cho đến khi đạt đến độ khô quy định (khoảng 12,5% hoặc 13%).
Với định hướng trở thành đơn vị xuất khẩu và cung cấp chuyên nghiệp được yêu thích nhất trong ngành chế biến cà phê, Công ty TNHH Cà phê Arabica Cầu Đất Phú Vinh không chỉ đảm bảo chất lượng mà còn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên một hệ thống sản xuất sạch.
Tin rằng, với tất cả những cố gắng của tập thể Ban lãnh đạo, CB-CNV công ty Cà phê Arabica Cầu Đất Phú Vinh, cùng trang thiết bị, công nghệ sản xuất hiện đại, sẽ mang lại cho người tiêu dùng trong nước những sản phẩm cà phê chất lượng đủ tầm cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong và ngoài nước cũng như đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu ra thế giới.
Nguyễn Vinh