Nhà hàng Canada phải sửa thực đơn vì xúc phạm Việt Nam và những cú vấp văn hóa "nhớ đời" của doanh nghiệp nước ngoài

Việc mở rộng thị trường ra quốc tế đem lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp, nhưng đồng thời cũng mang tới nhiều thách thức, đặc biệt là sự khác biệt văn hóa.

Thấu hiểu văn hóa bản địa là một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp tại thị trường mục tiêu. Dù vậy, nhiều doanh nghiệp vẫn mắc các sai lầm vì không hiểu văn hóa bản địa, dẫn tới những hậu quả như sụt giảm doanh thu, thị phần hoặc nghiêm trọng hơn là bị người tiêu dùng tẩy chay.

Pho King Bon, một nhà hàng mới mở tại thành phố Montreal (Canada) gần đây khiến cộng đồng mạng Việt Nam xôn xao khi đặt tên chế giễu ngôn ngữ và món ăn Việt Nam. Theo đó, các món phở trong thực đơn có tên "Pho Kyu", "Pho Kme", "Pho Kit", "Pho King Good" khi đọc lệch đi sẽ mang nghĩa câu chửi thề trong tiếng Anh. Món "bún thịt nướng" cũng được nhà hàng chuyển thành cụm từ chỉ bộ phận sinh dục theo tiếng Pháp. 

Sau khi nhận nhiều chỉ trích và "tẩy chay" từ các khách hàng Việt, chủ cửa hàng đã buộc phải lên tiếng xin lỗi. Dù vậy, nhiều khách hàng vẫn tỏ ra không hài lòng bởi cửa hàng không chịu thừa nhận việc cố tình sử dụng ngôn từ phản cảm.

Nhà hàng Canada phải sửa thực đơn vì xúc phạm Việt Nam và những cú vấp văn hóa nhớ đời của doanh nghiệp nước ngoài - Ảnh 1.

Chủ nhà hàng Canada đã phải xin lỗi và sửa thực đơn

Năm 2019, Coca Cola cũng gặp một "cú vấp văn hóa" khi slogan quảng cáo "Mở lon Việt Nam" của hãng này bị nhiều người dùng cho rằng vô nghĩa, dễ xuyên tạc thành từ nhạy cảm. Coca Cola đã bị cuộc phải tháo dỡ các sản phẩm quảng cáo có sử dụng cụm từ trên và đổi sang slogan khác.

Cũng trong năm 2019, hãng thức ăn nhanh Burger King New Zealand cũng gặp khủng hoảng truyền thông vì thiếu hiểu biết về văn hóa. Sự việc bắt đầu khi tài khoản instagram của hãng đăng tải một đoạn video quảng cáo món hamburger mới mang hương vị Việt Nam. 

Nhà hàng Canada phải sửa thực đơn vì xúc phạm Việt Nam và những cú vấp văn hóa nhớ đời của doanh nghiệp nước ngoài - Ảnh 2.

Điều đáng nói những người mẫu quảng cáo lại sử dụng một đôi đũa lớn gắp hamburger lên ăn. Đoạn video ngay lập tức tạo nên một làn sóng phản đối lớn khi nhiều người cho rằng Burger King đang có ý phân biệt chủng tộc và châm biếm cách dùng đũa của một số nước Châu Á. Hãng cuối cùng phải xóa đoạn video gây tranh cãi và lên tiếng xin lỗi về sự việc.

Nghiêm trọng hơn "cú vấp văn hóa" là khi doanh nghiệp phát hành các sản phẩm có nội dung sai lệch về chủ quyền, lịch sử tại thị trường bản địa. Tháng 8 năm nay, Netflix mua bản quyền phát hành phim "Put your head on my shoulder" trong đó có hình ảnh bản đồ vi phạm chủ quyền Việt Nam tại tập 9. Trước yêu cầu từ Cục Phát thanh, Truyền hình - Thông tin điện tử, Netflix đã buộc phải gỡ bỏ đoạn phim vi phạm trên. 

Trước đó nền tảng này cũng từng chiếu các nội dung có thông tin sai lệch về chủ quyền, lịch sử, vi phạm thuần phong mỹ tục Việt Nam trên kho nội dung cung cấp đến người dùng Việt Nam, gồm loạt phim Madam Secretary, Vietnam War; Polar, After Porn End, 365 Days... Dù bị người dùng phản đối gay gắt, Netflix vẫn chưa có trả lời chính thức về vi phạm trên tại Việt Nam.

Trái lại, khi hiểu được văn hóa, doanh nghiệp dễ lấy được thiện cảm từ người tiêu dùng. Đặc biệt với các dịp lễ truyền thống như Tết, nếu khai thác được yếu tố văn hóa sẽ giúp thương hiệu có được sự chú ý, thích thú từ khách hàng, là tiền để tạo nên lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu.

Văn hóa luôn là một yếu tố tác động mạnh mẽ tới thái độ, hành vi người tiêu dùng. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, giữa nhiều xu hướng du nhập từ thế giới, người tiêu dùng lại càng có ý thức cao về văn hóa truyền thống và có xu hướng yêu thích các sản phẩm liên quan tới bản sắc dân tộc. Doanh nghiệp không thể nằm ngoài xu hướng này nếu muốn nhận được sự yêu thích từ khách hàng.

Theo nhận định của các chuyên gia, trong những năm tới, ngoài hiểu văn hóa chung của các thế hệ, còn cần hiểu văn hóa riêng của từng nhóm tuổi. Sự kết hợp giữa văn hóa truyền thống và cách nghĩ hiện đại, sự kế thừa văn hóa theo cách trẻ trung được dự đoán là xu hướng truyền thông mới, thu hút sự ủng hộ từ khách hàng.

Theo Tổ Quốc

Chuyện ít biết về ca khúc vượt mốc 2 tỷ lượt xem trong đại lễ 30/4 năm nay

Gần đây, ca khúc “Viết tiếp câu chuyện hòa bình” bất ngờ gây sốt trên mạng xã hội, vượt 2 tỷ lượt xem (tổng số lượt xem trên các nền tảng như YouTube, Facebook, TikTok…). Bài hát mang giai điệu hào hùng, là lời tri ân của thế hệ trẻ đối với cha ông, những người có công lao lớn trong công cuộc giữ nước.

Tái hiện hoạt cảnh Ngự Trà Hoàng Cung

Hòa chung không khí cả nước hướng đến Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước và năm Du lịch quốc gia 2025 với chủ đề "Huế - Kinh đô xưa, Vận hội mới" gắn với Festival Huế 2025 “Di sản Văn hóa với hội nhập và phát triển, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp cùng Thương hiệu Đôi Dép và Nam A Bank phục dựng nghi thức và tái hiện hoạt cảnh nhà vua mở tiệc trà chiêu đãi quần thần.

Video