Người gửi đôla xót xa khi lãi suất về 0%

Chỉ trong hơn 2 tháng, lãi suất gửi USD đã giảm 0,75 điểm phần trăm, xuống mức thấp kỷ lục khiến người gửi tiền càng băn khoăn giữa việc đổi sang VND hay nhờ ngân hàng giữ hộ.

Sau quyết định được Ngân hàng Nhà nước đưa ra vào cuối ngày 17/12, lãi suất gửi đôla Mỹ với cả các cá nhân cao nhất chỉ còn 0% một năm - mức thấp nhất trong lịch sử. Mức độ giảm lãi suất USD lần này không lớn khi hạ từ 0,25% về 0% nhưng lại là cột mốc lớn về mặt tâm lý: Từ nay, người gửi tiền không còn được nhận được đồng lãi nào khi giữ đôla Mỹ.

Đây cũng là lần thứ hai trong vòng hơn hai tháng, họ chứng kiến đợt giảm lãi suất liên tục của đôla Mỹ. Hôm 28/9, trần lãi suất nêu trên đã giảm từ 0,75% về 0,25%.

[caption id="attachment_10512" align="aligncenter" width="700"]Trong vòng hơn 2 tháng, lãi suất gửi đôla Mỹ liên tục hạ và về mức thấp kỷ lục 0% từ ngày 18/12. Trong vòng hơn 2 tháng, lãi suất gửi đôla Mỹ liên tục hạ và về mức thấp kỷ lục 0% từ ngày 18/12.[/caption]

Có mặt tại quầy giao dịch một ngân hàng cổ phần chiều 18/12, bà Trâm khá lúng túng khi được nhân viên thông báo lãi suất USD mới nhất là 0%, thay vì 0,25% như trong bản tờ rơi chưa kịp cập nhật của ngân hàng. "Con trai tôi ở nước ngoài vẫn gửi tiền về, tôi cứ gom 3 tháng một lần rồi đem gửi, hơn hai tháng trước khi lãi suất hạ về 0,25%, tôi đã thấy gần như không có rồi. Nay lãi suất chính thức không được hưởng lãi nên các con tôi khuyên bán đi chuyển sang tiền Việt", bà cho biết.

Giao dịch viên một ngân hàng này cũng cho biết nhiều khách hàng mở sổ mới nghe tin lãi suất về 0% cũng rất bất ngờ, đặc biệt khi so sánh với những thời điểm lãi suất gửi USD lên tới 4-5% trước đây. "Vì không kịp mở sổ nên nhiều người quyết định đổi sang VND để hưởng lãi suất 5-7%, thay vì để ngân hàng giữ hộ ngoại tệ", nữ nhân viên này cho biết.

Tuy nhiên, với những người gửi tiền không vì mục đích cất giữ dài hạn thì quyết định hạ lãi suất về mức thấp kỷ lục 0% của Ngân hàng Nhà nước lại khiến họ khó nghĩ hơn nhiều. Chị Huyền (Hai Bà Trưng, Hà Nội), người đang sở hữu 2 sổ tiết kiệm USD trị giá gần 70.000 USD, cho biết có thể vẫn gửi USD tiếp dù không được hưởng lãi gì. "Vợ chồng tôi có làm ăn với một số bạn hàng ở nước ngoài, nên thà để đôla trong ngân hàng để khi cần sử dụng sẵn có, tránh việc khó mua đôla như một số thời điểm", chị cho biết.

Nữ giao dịch viên của một ngân hàng cho hay, nhiều khách hàng của cô gửi đôla ở ngân hàng cũng không quan tâm tới lãi suất như chị Huyền. "Họ gửi USD thay vì quy đổi sang VND do vẫn kỳ vọng vào một đợt điều chỉnh tỷ giá mới, đặc biệt khi gần đây, sau khi Fed tăng lãi suất hôm 16/12 lại còn hé mở khả năng tiếp tục tăng trong đầu năm 2016. Hơn nữa, nếu thực sự để ý lãi suất, họ đã chuyển sang VND ngay từ lần lãi gửi chỉ còn 0,25% chứ không chờ đến khi còn 0%", giao dịch viên này nói.

Từ góc độ chuyên môn, các chuyên gia kinh tế cho rằng, quyết định chấm dứt việc trả lãi suất cho người gửi đôla Mỹ giống một phép thử mang tính ngắn hạn của nhà điều hành để người dân chán đôla Mỹ.

Trả lời báo chí hôm 17/12 về cung cầu ngoại tệ khi giá đôla lên kịch trần nhiều ngày, Phó thống đốc Nguyễn Thị Hồng vẫn khẳng định cung cầu thị trường ổn định và việc tỷ giá nóng đơn thuần do yếu tố tâm lý. Trao đổi với PV, ông Nguyễn Đức Độ, Phó viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính, Học viện Tài chính, cũng đồng tình với quan điểm này. Ông cho rằng cung cầu của nền kinh tế thực (nhu cầu mua bán đôla của các doanh nghiệp) thực sự không căng thẳng mà vấn đề nằm ở cung cầu đầu cơ tích trữ của người dân vì kỳ vọng tỷ giá tăng vẫn còn quá lớn. Để giải quyết bài toán này, theo ông, việc đưa lãi suất về 0% là cần thiết. Ngoài ra, với mục tiêu chống đôla hóa trong nền kinh tế, không loại trừ khả nẵng lãi suất gửi đôla có thể xuống âm như một số nước.

Còn PGS. TS Tô Trung Thành (Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội) cho rằng, việc xóa bỏ khoản lãi cho người gửi đôla là một biện pháp được đưa ra trong bối cảnh nhà điều hành đứng giữa những lựa chọn khó khăn. Theo ông, xu hướng đồng đôla Mỹ mạnh lên trong năm 2016 đã được nhìn thấy bởi bản thân Fed cũng phát tín hiệu cho thấy cơ quan này có thể tăng lãi suất USD một vài lần nữa (dù mức độ điều chỉnh rất nhỏ) trong năm 2016. Do đó, theo ông Thành, nếu Ngân hàng Nhà nước không thể tăng được chênh lệch lãi suất USD - VND để đảm bảo tính hấp dẫn của VND thì cơ quan này sẽ buộc phải điều chỉnh tỷ giá. "Trong bối cảnh lãi suất VND khó tăng, việc hạ tiếp lãi suất USD là điều buộc phải làm", ông Thành cho biết.

Theo Vnexpress

Tags:

Bảo mật an toàn thông tin: Yếu tố then chốt cho ngành tài chính - ngân hàng trong kỷ nguyên số

Trong bối cảnh công nghệ AI, blockchain đóng vai trò quan trọng đối với ngành tài chính, ngân hàng nhưng đang bị “lợi dụng” để tấn công vào tài khoản người dùng. Vì vậy, việc đầu tư cho hệ sinh thái bảo mật thông minh, tích hợp, có khả năng phát hiện sớm và phản ứng nhanh là điều không thể thiếu nếu muốn đảm bảo an toàn thông tin và duy trì hoạt động ổn định trong kỷ nguyên số. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Thời báo ngân hàng có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Gia Đức – Giám đốc Fortinet Việt Nam. aa Zalo

Lãi suất cho vay lĩnh vực ưu tiên giữ ở 3,9%/năm, thấp hơn trần quy định

Mặt bằng lãi suất huy động duy trì ổn định đã tạo dư địa để lãi suất cho vay tiếp tục giữ ở mức thấp. Theo thống kê, lãi suất cho vay ngắn hạn bình quân bằng VND đối với các lĩnh vực ưu tiên hiện khoảng 3,9%/năm – thấp hơn mức trần 4%/năm theo quy định của NHNN.

Tổ chức lại hệ thống 14 Chi nhánh Ngân hàng nhà nước khu vực

Nhằm đảm bảo hệ thống vận hành đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, phù hợp với mô hình quản lý hành chính của 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập, Ngân hàng nhà nước đã ban hành 14 Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của 14 NHNN Khu vực (trừ NHNN Khu vực 1).

Video