Ngày càng có nhiều ứng dụng bị “bỏ rơi”, nguyên nhân do đâu?

Theo một báo cáo mới từ Pixalate, các nhà phát triển ứng dụng Android đang từ bỏ các ứng dụng của họ một cách tràn lan. Một ứng dụng được xem là bị bỏ rơi nếu nó không được cập nhật trong hai năm.

Ngày càng có nhiều ứng dụng bị “bỏ rơi”, nguyên nhân do đâu?

Từ quý 1 đến quý 2 năm nay, số lượng ứng dụng bị “chết” trong Cửa hàng Google Play đã tăng 16% từ 967.000 lên 1,1 triệu. Cũng trong khoảng thời gian kể trên, trên toàn gian hàng trong Apple App Store, các ứng dụng bị bỏ rơi đã giảm 29%, tức là từ 724.000 xuống còn 515.000.

Có lẽ không có gì ngạc nhiên khi 42% ứng dụng được đăng ký ở Trung Quốc và Nga đã bị “bỏ rơi”. 37% ứng dụng dành cho trẻ em cũng chịu chung số phận bị “lãng quên”, tương đương với 75.000 ứng dụng trong App Store và 81.000 trong Play Store.

Theo một dữ liệu rất đáng chú ý, trong vòng hơn 6 tháng, số ứng dụng bị “bỏ rơi” trong Cửa hàng Google Play nhiều hơn số ứng dụng nhận được bản cập nhật. 32% ứng dụng bị chết trong Cửa hàng Google Play trong khoảng thời gian đó so với 30% ứng ụng nhận được bản cập nhật.

Số liệu thống kê cũng tiết lộ một thông tin đáng chú ý, 23% ứng dụng bị bỏ rơi không có chính sách bảo mật. Trên thực tế, các ứng dụng này có nguy cơ bị tấn công cao hơn, đó là lý do tại sao cả Apple và Google đều thích loại bỏ các ứng dụng đó ra khỏi cửa hàng của mình. 

Vì vậy, nếu các ứng dụng không nhận được bản cập nhật liên tục trong vòng hai năm, được gọi là ứng dụng "siêu bị bỏ rơi" với tổng số 306.000 và đang tăng trên cả hai nền tảng ứng dụng cộng lại. Tổng số 840.000 ứng dụng chưa nhận được bản cập nhật trong hơn ba năm trên cả nền tảng Android và iOS là 840.000.

Trong Google Play, các ứng dụng không nhận được bản cập nhật trong hơn 02 năm được cho là sẽ bị ẩn khỏi người dùng và sẽ không hiển thị trong kết quả tìm kiếm trên của hàng này. Trong quý thứ hai (từ tháng 4 đến tháng 6/2022) Apple và Google đã xóa 592.000 ứng dụng, cao hơn gấp đôi so với 220.000 ứng dụng bị xóa trong quý đầu tiên của năm nay.

Lưu ý rằng, những ứng dụng đã bị Apple và Google xóa khỏi gian hàng của mình vẫn còn thể tồn tại trong điện thoại của bạn. Vì vậy, nếu các ứng dụng không còn nhận được sự hỗ trợ của nhà phát triển, tốt hơn hết bạn hãy gỡ cài đặt các ứng dụng đó khỏi điện thoại của mình.

Cách duy để thực hiện điều này là truy cập trang chủ cửa hàng ứng dụng (Google Play hoặc App Store) và tìm kiếm danh sách trên mọi ứng dụng bạn đã tải xuống. Nếu nó không hiển thị, bạn có thể cho rằng nó đã bị xóa.

Theo Hoàng Thanh (Vnmedia)

Thúc đẩy nền kinh tế xanh và bền vững

Theo các chuyên gia, ôtô điện chính là xu hướng tất yếu của thời đại với quá trình “xanh hóa” nền kinh tế. Sự chuyển đổi sang xe điện đã và đang thúc đẩy sự phát triển công nghệ trong lĩnh vực ôtô bao gồm pin, hệ thống điều khiển cùng những công nghệ khác liên quan xe thông minh.

Rêu sa mạc có thể mở đường cho sự sống trên Sao Hỏa

Một nhóm nhà khoa học Trung Quốc vừa giải mã thành công cơ chế chịu lạnh của Syntrichia caninervis - một loài rêu sa mạc có khả năng sống sót trong điều kiện khắc nghiệt và thậm chí có thể đóng vai trò quan trọng trong công cuộc “cải tạo Sao Hỏa” trong tương lai.

Các nhà khoa học phát triển một công nghệ tạo ra thực phẩm thông minh

Các nhà khoa học từ Đại học Tổng hợp Liên bang Bắc Kavkaz (NCFU) đã phát triển một phương pháp bào chế vi nang để đưa vitamin, lợi khuẩn và các chất có lợi khác trực tiếp vào ruột. Theo dịch vụ báo chí của trường đại học, công nghệ này sẽ làm cho thực phẩm có thêm dưỡng chất, các thành phần và nguyên tố vi lượng hữu ích.

Ấn Độ đạt cột mốc 'lịch sử' trong sứ mệnh ghép nối không gian

Ấn Độ đã ghi dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử khám phá vũ trụ của nước này khi thực hiện thành công nhiệm vụ ghép nối hai vệ tinh trên quỹ đạo. Đây là một bước tiến đáng kể đưa Ấn Độ đến gần hơn với mục tiêu xây dựng trạm không gian và thực hiện sứ mệnh đưa người lên Mặt Trăng.

Video