Ngân hàng ngoại nào đang "ăn nên làm ra" nhất tại Việt Nam?

Hiện có 9 ngân hàng 100% vốn nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Kết quả kinh doanh của những ngân hàng này có biến động trái chiều trong những năm trở lại đâ.

Trong đó, 4 ngân hàng thành lập mới từ năm 2016-2017 là Public Bank Việt Nam (Malaysia), CIMB Việt Nam (Malaysia), Woori Việt Nam (Hàn Quốc), UOB Việt Nam (Singapore). 5 ngân hàng còn lại đều được cấp phép từ năm 2008 là HSBC Việt Nam (Anh), Standard Chartered Việt Nam (Anh), ANZ Việt Nam (Australia), Shinhan Việt Nam (Hàn Quốc) và Hong Leong Việt Nam (Malaysia).

Trong số 9 nhà băng này thì 3 đến từ phương Tây, 2 trong đó là các tập đoàn tài chính toàn cầu đặt trụ sở ở Anh; 6 cái tên còn lại đến từ châu Á, gồm 2 của Hàn Quốc, 3 của Malaysia và 1 của Singapore.

HSBC là ngân hàng nước ngoài có mặt tại Việt Nam lâu nhất trong 9 ngân hàng ngoại. Nhà băng này cũng từng vượt trội hơn hẳn về lợi nhuận và quy mô. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, các ngân hàng Đông Á và Đông Nam Á ngày càng đẩy mạnh kinh doanh tại thị trường Việt Nam và ghi nhận lợi nhuận ấn tượng vượt HSBC. 

Năm 2021, Shinhan Bank của Hàn Quốc, là ngân hàng có lợi nhuận cao nhất trong các ngân hàng 100% vốn ngoại tại Việt Nam.

Cụ thể, Shinhan Bank Việt Nam ghi nhận tổng tài sản cuối năm 2021 đạt hơn 149 nghìn tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế đạt 3.162 tỷ, tăng 3% so với năm trước. Động lực tăng trưởng chủ yếu đến thừ thu nhập lãi thuần với tăng trưởng 12% đạt gần 5.000 tỷ đồng. Shinhan cũng đã tăng mạnh trích lập dự phòng rủi ro trong năm qua, tăng tới 76% lên 427 tỷ đồng.

Một ngân hàng từ phương Đông khác là Public Bank (Malaysia) cũng có tốc độ tăng trưởng ấn tượng. Năm 2021, ngân hàng này có lãi trước thuế 476 tỷ đồng, tăng 13% so với năm trước đó. Nguồn thu chính của Public Bank là thu nhập lãi thuần, chiếm 84% trong tổng doanh thu.

Tổng tài sản của Public Bank Việt Nam tăng 16% trong năm 2021 lên 34.186 tỷ đồng. Dư nợ cho vay khách hàng tăng 21% đạt 29.834 tỷ đồng. Huy động tiền gửi khách hàng tăng 11% lên 16.837 tỷ đồng. 

Trong khi đó, các ngân hàng phương Tây lại có kết quả kinh doanh đi xuống tại thị trường Việt Nam. HSBC đã ghi nhận lợi nhuận sụt giảm năm thứ 3 liên tiếp. Năm 2021, lợi nhuận nhà băng này chỉ đạt 1.647 tỷ đồng, giảm 17% so với năm 2020. Nguyên nhân chủ yếu do chi phí dự phòng của ngân hàng tăng gấp 10 lần so với năm trước lên 279 tỷ đồng.

Tuy nhiên, HSBC vẫn là ngân hàng ngoại có quy mô lớn nhất với tổng tài sản đạt 163.700 tỷ đồng, vốn điều lệ hơn 7.500 tỷ đồng.

Một ngân hàng khác cũng bị sụt giảm lợi nhuận tại thị trường Việt Nam là ANZ Việt Nam. Lợi nhuận năm 2021 của nhà băng này chỉ đạt 87,8 tỷ đồng, giảm tới 78% so với năm 2021. Cách đây 4 năm, ANZ đã quyết định thu hẹp hoạt động tại Việt Nam khi bán lại mảng bán lẻ cho Shinhan bank.

Theo Trí thức trẻ

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video