Ngân hàng đầu tiên bị lỗ nặng trong quý 4/2019

Khoản lỗ biết do tác động từ việc xử lý khoản cho vay có tài sản đảm bảo bằng cổ phiếu của Sacombank.

Ngân hàng đầu tiên bị lỗ nặng trong quý 4/2019

Báo cáo tài chính quý 4/2019 hợp nhất mới đây của Ngân hàng Kiên Long (Kienlongbank - KLB) bất ngờ ghi nhận khoản lỗ khá lớn (120 tỷ đồng) trong quý cuối cùng của năm. 

Khoản lỗ trên chủ yếu do thu nhập lãi thuần của ngân hàng trong quý 4 giảm tới 53% xuống còn 115,7 tỷ đồng. 

Điều này cũng kéo thành tích cả năm của Kienlongbank sụt giảm rõ rệt. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất của Kienlongbank chỉ đạt 86 tỷ đồng, giảm 204 tỷ đồng, tương đương giảm 70,4% so với năm 2018. Nguyên nhân ngoài việc do thu nhập lãi thuần còn do chi phí hoạt đông và chi phí dự phòng đều tăng khá mạnh. Trong đó, chi phí dự phòng rủi ro của ngân hàng đã tăng gấp đôi trong năm qua, lên 75,3 tỷ đồng.

Lý giải cho hoạt động kinh doanh sa sút năm 2019, Kiên Long Bank cho biết, lợi nhuận ngân hàng giảm chủ yếu từ giảm thu nhập lãi thuần trong tháng 12/2019 do ngân hàng phải hạch toán giảm các khoản lãi phải thu đã ghi nhận trong các năm trước đối với các khoản vay của một nhóm khách hàng có tài sản đảm bảo là cổ phiếu của một ngân hàng khác theo Phương án xử lý nợ được NHNN phê duyệt. 

Được biết, các khoản cho vay của các khách hàng có tài sản bảo đảm là cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) trị giá hơn 1.898 tỷ đồng, theo báo cáo tài chính của Kienlongbank.

Kienlongbank cho biết, ảnh hưởng này chỉ mang tính chất tạm thời, sau khi xử lý xong tài sản đảm bảo, căn cứ theo nguồn tiền thu được, Kienlongbank sẽ ghi nhận lại vào thu nhập trên báo cáo trong thời gian tới.

Kienlongbank là một ngân hàng nhỏ nhưng có chất lượng tài sản khá tốt, tỷ lệ nợ xấu thường chỉ quanh mức 1%. Lợi nhuận của nhà băng này không đột biến những năm qua nhưng tăng trưởng khá đều đặn. Việc báo lỗ trong quý 4/2019 của Kienlongbank bởi vậy khá gây bất ngờ với thị trường. 

Theo Trí thức trẻ

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video