Ngân hàng Bản Việt lãi trước thuế 158 tỷ đồng trong năm 2019, tăng trưởng 36%

So với năm 2018, lợi nhuận trước thuế tăng 36%, tổng tài sản tăng 11,3%, huy vộng vốn tăng 12,4% còn tín dụng khách hàng tăng 14,2%.

Ngân hàng Bản Việt lãi trước thuế 158 tỷ đồng trong năm 2019, tăng trưởng 36%

Ngân hàng TMCP Bản Việt (Vietcapital Bank) vừa công bố báo cáo tài chính năm 2019 trước kiểm toán.

Theo đó, kết thúc 2019, Vietcaptial Bank đạt được hầu hết các chỉ tiêu kinh doanh đặt ra và tăng so với năm 2018. Tổng tài sản tại thời điểm 31/12 đạt hơn 51.800 tỷ đồng, tăng 11,3% so với cuối năm 2018. Dư nợ cho vay khách hàng tăng 14,2% đạt hơn 33.542 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu dưới 3%.

Tiền gửi của khách hàng đạt 35.218 tỷ đồng, tăng 5,1% trong khi phát hành giấy tờ có giá đạt hơn 2.450 tỷ đồng – so với chỉ 10 tỷ đồng huy động được của năm 2018. Tổng huy động vốn của ngân hàng đạt 37.670 tỷ đồng, tăng 12,4%.

Trong hoạt động, các chỉ tiêu đều tăng mạnh. Thu nhập lãi thuần năm 2019 tăng 16,5%, lãi thuần từ dịch vụ tăng 15,2%, kinh doanh ngoại hối tăng 13%, hoạt động khác tăng hơn 15% và đặc biệt chứng khoán đầu tư tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2018.

Tổng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Vietcapital Bank năm 2019 trước dự phòng rủi ro đạt 268 tỷ đồng, tăng 10%. Sau khi trích lập dự phòng (thấp hơn năm 2018), lợi nhuận trước thuế đạt 158 tỷ đồng, tăng 36% so với năm 2018. Lợi nhuận sau thuế tăng 34% đạt 126 tỷ đồng.

Ngân hàng cho biết một trong các điểm nhấn quan trọng trong hoạt động năm 2019 vừa qua đó chính là việc đẩy nhanh tốc độ hiện đại hóa, thay đổi trải nghiệm khách hàng thông qua việc xây dựng mới ngân hàng số với hàng loạt các dự án và tiện ích.

Ngoài ra ngân hàng cũng đã hoàn thành sớm Basel II, trở thành 1 trong 18 ngân hàng đã đáp ứng chuẩn Basel II trước hạn trong năm 2019. Theo dự kiến trong quý 1/2020 ngân hàng này sẽ hoàn thành tất toán các khoản nợ xấu đã bán cho VAMC.

Theo Trí thức trẻ

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video