Nâng cao năng lực doanh nghiệp nhỏ và vừa

Hiện nay, cả nước có khoảng trên 500 nghìn doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME), chiếm 97,5% tổng số DN đang hoạt động. Hàng năm, các DN SME đóng góp khoảng 40% GDP, thu hút 51% lực lượng lao động của cả nước và tạo thêm 1 triệu việc làm mới mỗi năm.

[caption id="attachment_6136" align="aligncenter" width="700"]Ảnh minh họa Ảnh minh họa[/caption]

Trong nền kinh tế, khu vực DN SME hiện đóng vai trò tích cực là 1 trong 4 động lực tăng trưởng, có tốc độ phát triển nhanh chiếm tỷ trọng lớn; là nhân tố chủ đạo về tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động; là trụ cột của kinh tế địa phương, đóng góp quan trọng vào việc cung ứng hàng hóa, thu ngân sách; góp phần không nhỏ trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội của đất nước. Tuy nhiên, số liệu từ Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cho thấy, các DN SME có số vốn khoảng trên 6 triệu tỷ đồng, chiếm 30% tổng số vốn đăng ký của DN. Song số DN vừa chỉ chiếm 2,2%, DN nhỏ chiếm 29,6% và còn lại là 65,7% là siêu nhỏ. Các DN SME số lượng thì lớn song quy mô thì rất nhỏ, lao động chủ yếu là phổ thông, công nghệ lạc hậu, vốn mỏng, thị trường manh mún; năng suất lao động và chất lượng sản phẩm thấp, dẫn đến năng lực cạnh tranh cũng như hiệu quả kinh doanh thấp. Bên cạnh đó, tính liên kết, liên doanh hợp tác, hỗ trợ bảo vệ nhau của các DN cũng rất yếu.

Hội nhập kinh tế càng sâu, sân chơi càng rộng thì cạnh tranh càng quyết liệt, do đó nâng cao năng lực cạnh tranh đã trở thành một yêu cầu cấp thiết hơn bao giờ hết đối với cả nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.

Do đó, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp không còn là việc của riêng doanh nghiệp, mà đòi hỏi cần có sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Nhà nước trong việc ban hành các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, xây dựng khung pháp lý tạo điều kiện, tạo niềm tin cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa an tâm đẩy mạnh hoạt động phát triển SXKD (qua tìm hiểu được biết ở Nhật Bản, Hàn Quốc, những quốc gia có nền kinh tế phát triển dựa trên nền tảng xác định vai trò động lực, xương sống của nền kinh tế là khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đều được luật hóa tại các Đạo luật hoặc Luật khung về doanh nghiệp nhỏ và vừa). Do vậy, Việt Nam rất cần sớm xây dựng và ban hành Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm tạo hành lang pháp lý cao nhất cho doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động và phát triển. Bên cạnh đó cần có sự nỗ lực đồng hành cùng DN của các tổ chức xã hội nghề nghiệp, hiệp hội ngành nghề và người lao động. Có nâng cao năng lực cạnh tranh của DN mới nâng cao được năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và của sản phẩm, người lao động có việc làm, thu nhập, tình hình phát triển kinh tế – xã hội đất nước ổn định và phát triển.

Theo DĐDN

Tags:

Nâng bước những Startup thành “kỳ lân”

Nền kinh tế số của chúng ta đã chứng kiến mức tăng trưởng cao nhất ở Đông Nam Á trong hai năm liên tiếp vào 2022 và 2023. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bất ổn, đổi mới công nghệ đã trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam, cũng như làm “bàn đạp” vững chãi cho các doanh nghiệp lớn mạnh trong hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo.

Nâng tầm hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, liên kết vùng được xác định là ba yếu tố góp phần nâng tầm vị thế hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia. Tuy nhiên, để phát huy tối đa lợi thế của các yếu tố này, cần khơi thông “điểm nghẽn” cản trở doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Di sản của Tổng giám đốc Sumitomo Jun Ohta

Ông chọn Việt Nam là 1 trong 4 thị trường trọng tâm và dưới sự điều hành của ông, Sumitomo đã đầu tư hàng tỷ đô vào khu vực thị trường trọng tâm.