Nam Việt (ANV): 6 tháng lãi 53 tỷ đồng khả quan hơn khoản lỗ lớn cùng kỳ

Riêng quý 2, Nam Việt (ANV) lãi ròng 27,6 tỷ đồng do cắt được lỗ từ hoạt động liên doanh liên kết.

Công ty Cổ phần Nam Việt (mã CK: ANV) đã công bố BCTC quý 2/2017.

Riêng quý 2, doanh thu thuần đạt 668 tỷ đồng giảm 12,6% so với cùng kỳ, nhờ giá vốn hàng bán giảm hơn 14% nên lợi nhuận gộp đạt 101,2 tỷ đồng chỉ giảm nhẹ so với cùng kỳ.

Trong kỳ mặc dù doanh thu từ hoạt động tài chính giảm sút nhưng chi phí của hoạt động này cũng giảm, chi phí bán hàng cũng giảm nhẹ, chi phí QLDN ghi âm 1,5 tỷ đồng thay vì gần 68 tỷ đồng như cùng kỳ đã hỗ trợ tích cực cho KQKD trong kỳ của công ty, đáng chú ý hoạt động liên doanh liên kết chỉ còn lỗ 3,6 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ 114,5 tỷ đồng vì DAP số 2 –Vinachem. Việc chịu phạt do vi phạm hợp đồng 18,47 tỷ đồng khiến hoạt động khác lỗ hơn 18 tỷ đồng nên kết quả ANV lãi ròng 27,6 tỷ đồng khả quan hơn rất nhiều so với khoản lỗ 112,4 tỷ đồng trong quý 2/2016.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2017, ANV đạt 1.366 tỷ đồng doanh thu thuần tăng nhẹ so với cùng kỳ, LNST đạt 52,5 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ 107 tỷ đồng.

Cổ phiếu ANV đã có chu kỳ giảm giá suốt 2 năm qua, xuống dưới 4.000 đồng/cổ phiếu vào hồi đầu năm. Cổ phiếu ANV giảm giá mạnh do khoản lỗ lũy kế từ các công ty liên kết đã “ăn” vào lợi nhuận kinh doanh chính, khiến ANV chỉ còn 19,5 tỷ đồng lợi nhuận trong năm 2016. Hội đồng quản trị công ty cho biết, khoản đầu tư ngoài ngành thủy sản như Công ty Cromit, đặc biệt là Công ty cổ phần DAP2 - Vinachem, Công ty cổ phần Rau quả Nông trại xanh thua lỗ khiến ANV có nhiều năm liền đạt mức lãi rất thấp.

Tuy nhiên, bước sang năm 2017, ANV đã thoái vốn khỏi DAP và giải thể Công ty Rau quả Nông trại xanh. Vì thế, năm nay, ANV tự tin đặt mục tiêu kinh doanh với chỉ tiêu doanh thu 2.971 tỷ đồng, tăng 4,3%; lợi nhuận trước thuế 122 tỷ đồng, tăng 4,2 lần so với năm 2016; cổ tức dự kiến 9% bằng tiền mặt.

Từ đầu tháng 2 đến nay, cổ phiếu ANV có xu hướng tăng giá, hiện đạt 13.200 đồng/cổ phiếu (ngày 20/7).

Theo Tri Thức Trẻ

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video