Năm 2015 sẽ mở rộng đối tượng tham gia kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp

Kể từ khi triển khai chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp tại TP.HCM, tính đến thời điểm hiện tại, đã có 4.503 khách hàng được vay với tổng số tiền 67.509 tỷ đồng. Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM, đây là một trong các giải pháp và hành động cụ thể, thực hiện cơ chế chính sách hiệu quả của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước và mang đậm dấu ấn của TP.HCM.

[caption id="attachment_3027" align="aligncenter" width="838"]Lãi suất ưu đãi từ chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất, đầu tư mở rộng quy mô, cải tiến công nghệ. Lãi suất ưu đãi từ chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất, đầu tư mở rộng quy mô, cải tiến công nghệ.[/caption]

Tính lan tỏa cao

Thông tin từ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM cho hay, trong năm 2014, chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp đã cho 1.143 khách hàng vay với tổng số tiền 40.057 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu khá cao so với định hướng 20.000 tỷ đồng hồi đầu năm của UBND TP.HCM.

Cụ thể, doanh nghiệp tham gia dù không thuộc 5 lĩnh vực ưu tiên cũng đều được hưởng lãi suất ưu đãi tương đương lãi suất cho vay ngắn hạn tại thời điểm tham gia ký kết. Ở khoản vay ngắn hạn, lãi suất cho khách hàng vay tối đa 7 - 8%/năm tùy giai đoạn và xoay quanh mức 10%/năm với khoản vay trung, dài hạn.

Ông Tô Duy Lâm, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM đánh giá, các sở ngành, quận huyện trên địa bàn đã có sự phối hợp hiệu quả với chương trình qua 31 đợt ký kết; các ngân hàng thương mại cũng chủ động miễn, giảm lãi suất, cơ cấu lại nợ và cho vay lãi suất thấp với các doanh nghiệp trên địa bàn.

Đến hiện tại, chương trình chưa phát sinh nợ xấu, được khách hàng trả nợ đúng hạn; góp phần duy trì và thúc đẩy kinh tế TP.HCM tăng trưởng và phát triển trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều khó khăn, có sức lan tỏa đến cộng đồng doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp duy trì, ổn định và phát triển sản xuất; tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm bớt khó khăn về vốn và lãi suất.

Năm 2015, chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp dự kiến cho vay 60.000 tỷ đồng, tăng 50% so với năm trước. Theo đó, tiếp tục tập trung vào các giải pháp hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp qua danh sách quận, huyện và các hiệp hội ngành nghề gửi về Ngân hàng Nhà nước, trực tiếp ký kết cho vay doanh nghiệp – ngân hàng tại các quận huyện.

Lãi suất cho vay sẽ theo định hướng điều hành của Ngân hàng Nhà nước về cho vay 5 nhóm ngành, lĩnh vực ưu tiên. Cụ thể, tiếp tục áp dụng lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND không quá 7%/năm với tất cả lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các loại hình doanh nghiệp, hộ sản xuất và cá nhân khi tham gia chương trình. Riêng lãi suất cho vay trung dài hạn áp dụng ở mức xoay quanh 9%. Lãi suất cho vay ngoại tệ hợp lý và phù hợp với đối tượng vay. Tiếp tục xem xét, điều chỉnh giảm lãi suất các khoản vay cũ về mức hợp lý và phù hợp với điều kiện của các tổ chức tín dụng, theo diễn biến thị trường và tình hình kinh tế để hỗ trợ cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cá nhân vay vốn.

[caption id="attachment_3029" align="aligncenter" width="838"]Nông nghiệp công nghệ cao sẽ được hưởng lợi từ nguồn vốn này Nông nghiệp công nghệ cao sẽ được hưởng lợi từ nguồn vốn này[/caption]

Để triển khai, theo ông Lâm, các ngân hàng thương mại trên địa bàn cần đăng ký và đưa ra các gói hỗ trợ cho doanh nghiệp vay, như quy mô nguồn vốn; đưa ra các mức lãi suất cụ thể thấp hơp 7%/năm với các DN bình ổn, vay công nghiệp hỗ trợ, ứng dụng công nghệ cao, hợp tác xã và lĩnh vực nông nghiệp... để ưu tiên phát triển. Các ngân hàng thương mại phải báo cáo tình hình giải ngân, dư nợ cho vay, số khách hàng vay và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM sẽ theo dõi, nắm bắt, giám sát và kiểm tra việc thực hiện.

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM cũng chỉ đạo tiếp tục thực hiện chương trình ký kết hỗ trợ vốn vay cho doanh nghiệp trên địa bàn, tập trung doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh và cá nhân.

Mở rộng đối tượng tham gia

Năm 2015, chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp tại TP.HCM sẽ mở rộng đối tượng tham gia với hợp tác xã, kinh tế hộ gia đình, tiểu thương ở các chợ đầu mối, đồng thời cũng mở rộng các đầu mối phối hợp như với hiệp hội ngành nghề, ban quản lý các khu công nghệ cao, nông nghiệp công nghệ cao, khu chế xuất, khu công nghiệp, liên minh hợp tác xã...

Trong thời gian qua, nhiều chủ phòng trọ cho công nhân thuê trên địa bàn quận Thủ Đức đã cam kết không tăng giá thuê trọ. Ông Nguyễn Thọ Truyền – Phó chủ tịch UBND quận Thủ Đức đề xuất chương trình kết nối trong năm 2015 cần lưu ý đến đối tượng này, tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh nhà trọ vay vốn.

Theo đại diện một ngân hàng đăng ký tham gia gói cho vay 40.000 tỷ đồng, ngân hàng này sẽ nghiên cứu mức lãi suất cụ thể của khoản vay trung, dài hạn nhưng “bật mí” lãi suất sẽ giảm từ 1-2%. Đồng thời đề nghị các giám đốc chi nhánh ngân hàng ở các quận huyện nên được tạo điều kiện để tham gia các buổi tiếp xúc cử tri của lãnh đạo UBND địa phương nhằm nắm bắt tâm tư, tình cảm của người dân, của doanh nghiệp để có giải pháp hỗ trợ sát thực tế.

Để giải ngân năm 2015 đến mức cao nhất, bà Nguyễn Thị Hồng, Phó chủ tịch UBND TP.HCM đề nghị Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM và Sở Công Thương làm việc ngay từ đầu năm với các ngân hàng trên địa bàn để có cách thức triển khai và giải pháp cụ thể.

[caption id="attachment_3028" align="aligncenter" width="838"]Nông nghiệp công nghệ cao sẽ được hưởng lợi từ nguồn vốn này Nông nghiệp công nghệ cao sẽ được hưởng lợi từ nguồn vốn này[/caption]

“Năm 2015 là năm rất quan trọng để hoàn thành kế hoạch kinh tế xã hội của TP.HCM giai đoạn 2011 – 2015. Việc hỗ trợ doanh nghiệp phát triển là mục tiêu của UBND TP.HCM nhưng nhiều doanh nghiệp nói lãi suất trung và dài hạn còn khá cao. Để làm được việc này, tôi đề nghị cần nghiên cứu các gói lãi suất sao cho phù hợp để doanh nghiệp vượt khó, mạnh dạn đầu tư công nghệ, mở rộng quy mô, làm cho thị trường phát triển, đảm bảo an sinh xã hội, phát triển kinh tế. Công tác giám sát sau cam kết cũng rất quan trọng” – bà Hồng đánh giá.

“Ngoài TP.HCM, hiện đã có 23 tỉnh thành có tham gia chương trình này, tuy quy mô và mức độ không bằng. Bộ Công Thương đánh giá rất cao chương trình này và mong muốn chương trình được triển khai sâu rộng hơn nữa trên cả nước. Trong năm 2015, TP.HCM cần phát huy tính chủ động, sáng tạo và quyết liệt để chương trình sâu rộng, hiệu quả hơn, có nhiều đối tượng tham gia hơn, giúp doanh nghiệp phát triển ổn định và bền vững, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước” - Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa đánh giá.

Theo ông Nguyễn Đồng Tiến - Phó thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước, trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn. Ngân hàng Nhà nước sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành liên quan chỉ đạo tích cực triển khai chương trình này.

Theo Nguyễn Đức (Doanh nghiệp & Đầu tư)

Tags:

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video