Mỹ nương tay, hoãn trừng phạt Huawei tới tháng 8

Nhà sản xuất Trung Quốc sẽ có thêm 3 tháng để tiếp tục cập nhật phần mềm trên smartphone, trước khi Mỹ chính thức áp dụng lệnh cấm bán công nghệ.

Sau khi một loạt công ty công nghệ Mỹ tuyên bố sẽ dừng hợp tác với Huawei, Bộ Thương mại Mỹ mới đây đã có động thái giúp công ty Trung Quốc tiếp tục hoạt động bình thường trong 3 tháng tới.

Giấy phép tạm thời mà Bộ Thương mại Mỹ vừa ký cho phép Huawei tiếp tục sử dụng phần mềm, thiết bị của Mỹ cho đến ngày 19/8.

Theo Reuters, giấy phép này sẽ cho phép Huawei “thực hiện những hành động cần thiết để tiếp tục cung cấp dịch vụ và hỗ trợ, bao gồm cập nhật phần mềm và các bản vá, tới những thiết bị đã được bán ra trong hoặc trước ngày 16/5”. Giấy phép này cũng cho phép Huawei bảo trì các thiết bị mạng của họ, đồng thời tiếp cận thông tin về lỗ hổng bảo mật từ các nhà sản xuất.

My nuong tay, hoan trung phat Huawei toi thang 8 hinh anh 1
Huawei sẽ có thêm 3 tháng để chuẩn bị trước khi Mỹ chính thức trừng phạt công ty này. Ảnh: Getty.

“Hồi kết” của Huawei đến vào ngày 15/5, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh đặc biệt cho phép ngăn chặn việc chuyển giao công nghệ tới các đối tượng mà Mỹ cho là nguy hại đến an ninh quốc gia. Ngay sau đó, Bộ Thương mại Mỹ liệt kê Huawei và 70 chi nhánh tại các quốc gia vào một “danh sách đen”, nghiêm cấm các công ty Mỹ giao dịch về công nghệ với Huawei nếu không có giấy phép.

Ngày 20/5, Reuters đưa tin Google đã rút giấy phép sử dụng Android của Huawei. Ngay sau đó, Intel, Qualcomm và Xilinx, những công ty sản xuất chip của Mỹ cũng thông báo nội bộ về việc ngừng giao dịch với Huawei.

Việc Google rút giấy phép khiến Huawei không được tiếp cận các bản cập nhật Android trong tương lai, cũng như không được sử dụng các dịch vụ, ứng dụng của Google. CNN nhận định việc này gần như dập tắt tham vọng trở thành "bá chủ" ngành smartphone của Huawei.

My nuong tay, hoan trung phat Huawei toi thang 8 hinh anh 2
Huawei đang đứng trước thời điểm cực kỳ khó khăn bởi ảnh hưởng từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Ảnh: AP.

Intel hiện là nhà cung cấp chip lớn nhất cho các máy chủ của Huawei. Qualcomm bán cho công ty Trung Quốc các bộ xử lý và modem trên nhiều mẫu smartphone. Xilinx cung cấp chip lập trình sử dụng trong thiết bị viễn thông, còn Broadcom cung cấp chip chuyển mạch, một linh kiện rất quan trọng.

“Huawei phụ thuộc rất nhiều vào các linh kiện bán dẫn của Mỹ và chắc chắn sẽ gặp khó khi không có các linh kiện này. Lệnh cấm của Mỹ sẽ khiến việc triển khai mạng 5G của Trung Quốc bị chậm lại cho tới khi hết bị cấm, đồng thời ảnh hưởng tới nhiều nhà cung cấp trên toàn thế giới”, ông Ryan Koontz, nhà phân tích tại Rosenblatt Securities nói với Bloomberg.

Cây viết Tim Culpan của Bloomberg thậm chí cho rằng hành động của các công ty công nghệ Mỹ dưới yêu cầu từ chính phủ có thể dẫn đến một cuộc "chiến tranh lạnh" về công nghệ, khiến Trung Quốc đổ tiền để cố gắng chạy đua với Mỹ.

Theo Zing

Thúc đẩy nền kinh tế xanh và bền vững

Theo các chuyên gia, ôtô điện chính là xu hướng tất yếu của thời đại với quá trình “xanh hóa” nền kinh tế. Sự chuyển đổi sang xe điện đã và đang thúc đẩy sự phát triển công nghệ trong lĩnh vực ôtô bao gồm pin, hệ thống điều khiển cùng những công nghệ khác liên quan xe thông minh.

Rêu sa mạc có thể mở đường cho sự sống trên Sao Hỏa

Một nhóm nhà khoa học Trung Quốc vừa giải mã thành công cơ chế chịu lạnh của Syntrichia caninervis - một loài rêu sa mạc có khả năng sống sót trong điều kiện khắc nghiệt và thậm chí có thể đóng vai trò quan trọng trong công cuộc “cải tạo Sao Hỏa” trong tương lai.

Các nhà khoa học phát triển một công nghệ tạo ra thực phẩm thông minh

Các nhà khoa học từ Đại học Tổng hợp Liên bang Bắc Kavkaz (NCFU) đã phát triển một phương pháp bào chế vi nang để đưa vitamin, lợi khuẩn và các chất có lợi khác trực tiếp vào ruột. Theo dịch vụ báo chí của trường đại học, công nghệ này sẽ làm cho thực phẩm có thêm dưỡng chất, các thành phần và nguyên tố vi lượng hữu ích.

Ấn Độ đạt cột mốc 'lịch sử' trong sứ mệnh ghép nối không gian

Ấn Độ đã ghi dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử khám phá vũ trụ của nước này khi thực hiện thành công nhiệm vụ ghép nối hai vệ tinh trên quỹ đạo. Đây là một bước tiến đáng kể đưa Ấn Độ đến gần hơn với mục tiêu xây dựng trạm không gian và thực hiện sứ mệnh đưa người lên Mặt Trăng.

Video