MHC trở thành công ty liên kết của Sotrans

Sau khi bán đi HAH - "nồi cơm" mang về lợi tức đều đặn hàng năm cho MHC, doanh nghiệp này đang hoạt động tương đối mờ nhạt.

CTCP Kho vận miền Nam (Sotrans mã STG-HoSE) vừa thông báo đã hoàn tất mua 294.000 cổ phiếu MHC của Công ty Cổ phần MHC. Giao dịch vừa được thực hiện vào ngày 2/8/2016, qua đó giúp nâng tỷ lệ sở hữu của Sotrans tại MHC từ 19,06% lên 20,09%.

Với việc tăng tỷ lệ sở hữu lên trên 20%, MHC đã trở thành công ty liên kết của Sotrans. Trước đó, doanh nghiệp này còn dự tính sẽ nâng tỷ lệ sở hữu tại MHC lên mức chi phối. Cùng với đó, Kho vận miền Nam còn dự tính sẽ mua lại và nắm trên 50% vốn tại một số các doanh nghiệp logistics như Tổng công ty Cổ phần Đường sông miền Nam (SWC), Vietranstimex (VTX),...

Trong khi lên kế hoạch thâu tóm nhiều doanh nghiệp, chính Sotrans lại đang trở thành đối tượng bị mua lại. Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam - Gelex mới đây đã trình cổ đông kế hoạch mua trên 51% vốn tại Sotrans. Khởi điểm là doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thiết bị điện, sau 7 tháng cổ phần hóa, Gelex đã đưa ra đề án tái cấu trúc, trong đó bất ngờ đề xuất lấn sân sang mảng vận tải, kho bãi thông qua M&A Sotrans.

Sotrans trở thành cổ đông lớn của MHC từ tháng 11/2015 và hiện đang nắm giữ hơn 20% vốn. Ghi nhận trong khoảng thời gian Sotrans tham gia góp vốn, MHC đã quyết định khá quan trọng: bán toàn bộ vốn góp tại HAH - "nồi cơm" mang về lợi tức đều đặn hàng năm cho MHC. MHC thu về khoản lãi đột biến trong quý I nhờ bán MHC. Lợi nhuận quý II chỉ đạt vỏn vẹn 5,95 tỷ đồng do MHC phải trích lập tới 13 tỷ đồng cho khoản đầu tư vào CTCP DAP-Vinachem do doanh nghiệp này lỗ lớn. Dù vậy, lũy kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận của MHC đạt 46,5 tỷ đồng, gấp gần 3 lần cùng kỳ.

Đầu tư tài chính đang là tài sản chủ đạo của MHC. Tổng tài sản đến cuối quý II của doanh nghiệp này xấp xỉ 533 tỷ đồng. Trong đó, có tới 228 tỷ đồng là đặt cọc đầu tư. Giá trị các khoản đầu tư tài chính của công ty mẹ MHC là gần 65 tỷ đồng, trong đó 15 tỷ đồng đầu tư vào công ty con, còn lại chủ yếu là đầu tư nắm giữ dưới 20% vốn.

Danh sách khoản đầu tư chứng khoán kinh doanh (GEX, DDV, SWC, MAC,...)

cac khoan dt ck MHC

Theo NDH

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video