MBKE: Ngân hàng sẽ được nâng 'room' tín dụng để hỗ trợ kinh tế

CTCK cho rằng NHNN sẽ còn cấp thêm hạn mức tín dụng trong cuối năm nay.

Chứng khoán Maybank Kim Eng (MBKE) có báo cáo cập nhật về ngành ngân hàng đề cập để hỗ trợ kinh tế tăng trưởng mạnh hơn, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cần phải thúc đẩy tăng trưởng tín dụng từ quý IV. Vì vậy, NHNN có thể sẽ phân bổ thêm hạn mức tín dụng cho các ngân hàng (giống năm 2020 khi NHNN đã nới hạn mức tín dụng 2 lần).

MBKE dự báo tín dụng toàn ngành sẽ tăng 12,5% trong năm 2021 và 14% năm 2022. Các ngân hàng với hệ số an toàn vốn (CAR) tốt và nền tảng khách hàng mạnh như Techcombank, MB, VPBank… có thể sẽ được phân bổ hạn mức tín dụng cao hơn.

MBKE: Ngân hàng sẽ được nâng room tín dụng để hỗ trợ kinh tế - Ảnh 1.

Dự bảo chỉ tiêu tín dụng cấp cho mỗi ngân hàng của MBKE.

Theo MBKE, tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng sẽ giảm tốc trong nửa cuối năm 2021, điều này hoàn toàn hợp lý, dựa trên mức tăng trưởng vượt trội 6 tháng đầu năm và mức so sánh ổn định nửa sau năm 2020. MBKE không bi quan về tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng chỉ với việc cắt giảm lãi suất cho vay và ước tính tác động của việc này lên tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) là có thể kiểm soát được.

CTCK cho rằng NIM năm 2021 có thể sẽ được duy trì ở mức không thấp hơn 2020. Tín dụng sẽ được đẩy mạnh từ quý IV để hỗ trợ phát triển kinh tế. Vì vậy, các ngân hàng đầu ngành chắc chắn sẽ được nhận thêm hạn mức tín dụng.

MBKE không cho rằng sẽ có cú sốc về phí suất tín dụng do tỷ lệ nợ xấu hiện tại đang ở mức thấp, bộ đệm dự phòng rủi ro hiện đã cao hơn nhiều, và được hỗ trợ thêm bởi chính sách về giãn nợ và trích lập dự phòng.

MBKE: Ngân hàng sẽ được nâng room tín dụng để hỗ trợ kinh tế - Ảnh 2.

Ba kịch bản tăng trưởng lợi nhuận ngân hàng MBKE xây dựng

Tóm lại, MBKE ước tính tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng có thể đạt 37% năm nay trong kịch bản lạc quan, 33% trong kịch bản cơ sở (đã điều chỉnh) và 25% trong kịch bản bi quan. ROE trung bình sẽ được duy trì trong từng kịch bản lần lượt là 18,5%, 18,3% và 17,2% (so với mức 17,2% 2020). Đại dịch Covid-19 kéo dài là nhân tố chính dẫn đến kịch bản bi quan.

Theo Trâm Anh (NDH)

Giá vàng hạ nhiệt: Cơ hội hay rủi ro?

Sau thỏa thuận Mỹ - Trung, giá vàng thế giới bước vào chu kỳ điều chỉnh ngắn hạn, trong khi thị trường vàng Việt Nam vẫn chịu áp lực chênh lệch cao, đòi hỏi nhà đầu tư cân nhắc chiến lược thận trọng.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Video