M&A là xu thế tất yếu để nâng giá trị và lợi thế doanh nghiệp

Năm 2015 có tới 85% doanh nghiệp mới thành lập bị đóng cửa. Đây là điều rất bình thường đối với một doanh nghiệp khởi nghiệp. Từ đó đặt ra để tồn tại và phát triển, xu hướng liên kết, sáp nhập các doanh nghiệp là bắt buộc của thị trường mà không có cách nào thay đổi.

Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Công Ái – Phó Tổng giám đốc KPMG Việt Nam bên lề Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam 2016 diễn ra vào tối 11/10 với phóng viên.

[caption id="attachment_36742" align="aligncenter" width="588"]Ông Nguyễn Công Ái – Phó Tổng giám đốc KPMG Việt Nam. Ông Nguyễn Công Ái – Phó Tổng giám đốc KPMG Việt Nam.[/caption]

– Ông đánh giá thế nào về việc phát triển kỹ năng của cộng đồng doanh nghiệp doanh nhân giai đoạn hiện nay?

Trong giai đoạn 10 đến15 năm gần đây, kỹ năng của các doanh nghiệp VN, đặc biệt lớp doanh nhân được nâng cao hơn rất nhiều thông qua các hoạt động CEO Forum, M&A Forum hoặc các hoạt động VCCI như các chuyến đi thăm nước ngoài thì bản thân các doanh nghiệp Việt đã có sự tăng trưởng về trình độ rất cao.

Bên cạnh đó, sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào VN đã tạo điều kiện để người Việt được làm việc trong môi trường quốc tế. Đây là môi trường đào tạo rất tốt, tạo thành nguồn nhân lực có giá trị cho nền kinh tế.

Phải khẳng định, bản lĩnh của DN VN đã trải qua nhiều thử thách, điển hình như giai đoạn năm 2011- một năm nhiều thử thách khắc nghiệt, nhưng lớp DN VN cũng đã vượt qua được. Hiện đã có nhiều bạn trẻ kinh doanh thành công trong môi trường vô cùng khó khăn. Tất cả những người có thể tồn tại và phát triển thành công được dù ở mức độ nào tôi cũng cảm thấy rất khâm phục rất lớn đối với các bạn trẻ đang tự kinh doanh.

– Ông có thể chia sẻ bí quyết, kinh nghiệp tới các bạn sắp khởi nghiệp?

Đối với các bạn trẻ, khi các bạn kinh doanh khởi nghiệp cần có kế hoạch rõ ràng, có tinh thần học hỏi, bản lĩnh vững vàng chứ không thể chỉ có nhiệt tình là đủ. Bởi thị trường khắc nghiệt lắm! Nếu như ở các nước khác, tỉ lệ thất bại là 90% thì ở VN phải lên đến  99%. Do đó, tỉ lệ những doanh nghiệp thành công lâu dài là rất ít. Điều này đòi hỏi những bạn trẻ khởi nghiệp phải rất bản lĩnh và tư duy, tầm nhìn xa hơn nữa.

– Ông suy nghĩ gì về con số thống kê năm 2015 cho thấy có tới 85% doanh nghiệp mới phải đóng cửa không có “sinh nhật” lần thứ 2?

Theo tôi, việc doanh nghiệp thành lập rồi đóng cửa là rất bình thường bởi để khởi nghiệp thành công là rất khó. Không chỉ là 85% đâu, mà có rất nhiều dn chỉ đang tồn tại trên giấy mà không hề hoạt động. Như vậy, tỉ lệ thành công sẽ còn ít hơn con số 15%.

Quan trọng là số doanh nghiệp còn lại hoạt động thành công sẽ có những thành công lớn. Do đó tôi mong muốn, các bạn sẽ nghĩ lớn, nghĩa là không chỉ hoạt động ở thị trường Việt Nam mà còn mở rộng ra các thị trường lớn của các nước Asean. Chúng ta có thể nghĩ những sản phẩm dịch vụ vươn tới thị trường toàn cầu.

– Nhiều chuyên gia cho rằng, sức ép của DN ngoại sẽ dẫn đến M&A DN nội. Nhưng M&A chưa thực sự có nhiều liên kết hiệu quả. Ông đánh giá nguyên nhân của thực trạng này thế nào? Giải pháp là gì?

Xu hướng mua bán, sáp nhập (M&A) đang là một trong nhiều giải pháp giúp tăng cường năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Bởi qua đó có thể tiếp thu kinh nghiệm quản lý tiên tiến, trình độ tổ chức, quản lý sản xuất của các nhà đầu tư nước ngoài, cũng như gia tăng quy mô doanh nghiệp về vốn và giá trị. Đồng thời giúp tăng cường tính minh bạch về tài chính.

Tuy nhiên, DN cũng phải đối mặt với không ít thách thức do sự khác biệt trong chiến lược kinh doanh, phương hướng, văn hóa, cách thức tổ chức và điều hành; cũng như phát sinh khi đầu tư và hợp tác. Chưa kể, thách thức về vấn đề bố trí, sắp xếp doanh nghiệp….

Tại Việt Nam, những thương vụ M&A của DN nội địa đã có những liên kết nhưng còn khá ít và chưa thực sự có hiệu quả, bởi M&A yêu cầu phải có liên kết thực tế. Sáp nhập là quá trình tự nhiên, tất yếu dưới áp lực cạnh tranh của môi trường. Nó yêu cầu phải có sự liên kết trên cơ sở thực tiễn- tức là phải có người này mua lại người kia chứ không đơn thuần là ký kết, thỏa thuận trên giấy tờ.

Nếu mỗi người chỉ ôm “miếng bánh” của mình, việc thất bại sẽ là rất nhanh chóng. Ở đây, các doanh nghiệp trên cơ sở nhìn xa hơn, rộng hơn, sẽ tìm được những liên kết. Không chỉ liên kết trong nước mà còn liên kết với nhà đầu tư nước ngoài, liên kết doanh nghiệp cùng ngành, liên kết với khách hàng hay nhà cung cấp…

Như vậy, xu hướng liên kế, sáp nhật là điều bắt buộc của thị trường mà không có cách nào thay đổi

– Vây làm thế nào để DN nội tiến hành M&A thực sự hiệu quả?

Trong thời buổi nền kinh tế cạnh tranh gay gắt, để cạnh tranh hiệu quả, mỗi doanh nghiệp cần có ý thức cụ thể về việc liên kết tạo sức mạnh. Tiếp theo đó là thông qua các tổ chức khác nhau như: Câu lạc bộ doanh nghiệp dẫn đầu, Hiệp hội doanh nghiệp, câu lạc bộ CEO… để tạo cơ hội gặp gỡ, trao đổi và mở rộng tầm nhìn.

Ngoài ra, các bạn nên đi ra nước ngoài, xem xét doanh nghiệp hợp tác, hoạt động như thế nào. Từ đây, sẽ có được tầm nhìn và biết chúng ta phải làm gì.

Đặc biệt, các bạn hết sức chú trọng đến vấn đề đào tạo cho thế hệ lãnh đạo kế cận, bởi đây là những thế hệ lãnh đạo mang lại tầm nhìn mới chứ không phải những người đã thành lập doanh nghiệp trước đây 20-30 năm.

Theo Thy Hằng DĐDN

Tags:

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video