Lợi thế độc quyền, APC vẫn khiến nhiều nhà đầu tư lăn tăn

Mặc dù được khuyến nghị mua vào ở mức 30.200 đồng/cp, cao hơn nhiều so với giá giao dịch hiện tại, song với những rủi ro tiềm ẩn xung quanh mã cổ phiếu của Công ty Cổ phần Chiếu xạ An Phú (APC), nhiều nhà đầu tư vẫn tỏ ra “lăn tăn”.

APC hoạt động trong lĩnh vực chiếu xạ là ngành kinh doanh có điều kiện, với rào cản gia nhập ngành khá khắt khe.

Lợi thế độc quyền

Tại Việt Nam, có 4 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chiếu xạ là Công ty Cổ phần Chiếu xạ An Phú, Thái Sơn, Sơn Sơn và Vina Gama.

So với các doanh nghiệp chiếu xạ còn lại, ưu điểm của APC đó là công suất chiếu xạ vượt trội, sản phẩm chiếu xạ đa dạng. Trong khi Sơn Sơn và Vina Gama chỉ chiếu xạ trái cây tươi xuất khẩu, APC là đơn vị duy nhất có khả năng chiếu xạ đầy đủ các mặt hàng, đa dạng hóa sản phẩm như thủy sản, trái cây tươi, trái cây đông lạnh, thực phẩm khô, dụng cụ y tế,…

APC và công ty TNHH Thái Sơn (gọi tắt là Thái Sơn) hiện đang chiếm lĩnh, độc quyền trong lĩnh vực chiếu xạ thủy sản xuât khẩu.

Liên tục trong nhiều năm, từ năm 2009 đến năm 2016, công ty luôn duy trì biên lợi nhuận gộp trên 45%. Năm 2016, biên lợi nhuận gộp cả năm đạt 56%, biên lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 43%.

Đáng chú ý, biên lợi nhuận gộp và biên lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh không ngừng được cải thiện từ năm 2012 và trong từng quý năm 2016. Biên lợi nhuận gộp của APC tăng lên tới 61% trong quý 4/2016.

Nhờ vậy, kết thúc năm 2016, trong khi doanh thu thuần đạt 110 tỷ đồng, tăng 8% yoy, lợi nhuận sau thuế đạt 41 tỷ đồng (+52% yoy), trong đó, lợi nhuận sau thuế mảng kinh doanh lõi ước đạt 36 tỷ đồng (+31% yoy).

Trong những năm qua, APC đã đẩy mạnh chiếu xạ các sản phẩm có biên lợi nhuận cao như chiếu xạ sản phẩm đóng hộp, thiết bị y tế, đồ khô, gia vị…, trong khi đó, chiếu xạ trái cây tươi chưa mang lại hiệu quả cao.

APC và Sơn Sơn là 2 đơn vị duy nhất tại Việt Nam được cấp phép chiếu xạ, sử dụng chung 1 giấy phép chiếu xạ do Sơn Sơn đàm phàn trước đó.

Chiếu xạ trái cây tươi từng phục vụ công ty TNHH Xuất nhập khẩu Mộc Phát của ông Vương Đình Khoát – nguyên giám đốc APC giai đoạn 2008-2012.

Khác với các nước khác, chi phí trả cho cơ quan kiểm dịch thực vật Hoa Kỳ (USDA) được tính theo sản lượng chiếu xạ thực tế, hàng năm APC phải trả chi phí cố định cho USDA khoảng 300.000-400.000 USD (tương đương chiếu xạ khoảng 500-650 tấn trái cây tươi).

Đồng thời, việc chịu thêm một số chi phí khác liên quan đến chiếu xạ, đóng gói sản phẩm khiến tổng chi phí chiếu xạ trái cây tươi cao hơn so với 60-70 cents/kg thu về. Với quy mô chiếu xạ trái cây tươi còn thấp, mảng hoạt động này chưa mang lại hiệu quả cao cho công ty.

Theo phân tích Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trái cây, rau củ tươi tăng nhanh, tăng 34% trong năm 2016 và tăng tiếp 27% trong 2 tháng đầu năm 2017, đây có thể là mảng hoạt động tiềm năng trong thời gian tới, đặc biệt là khi số lượng đơn vị chiếu xạ trái cây trong nước ít (3 doanh nghiệp).

Còn nhiều rủi ro

Mặc dù có lợi thế “độc quyền”, biên lợi nhuận gộp và biên lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh không ngừng được cải thiện trong những năm qua, song trao đổi với DĐDN, nhiều nhà đầu tư vẫn tỏ ra “lăn tăn” với mã cổ phiếu này bởi nhiều lý do.

Thứ nhất, Thái Sơn và gia đình chủ tịch hiện là cổ đông lớn nhất của APC, chiếm trên 45%. 2 doanh nghiệp này cùng hoạt động trong lĩnh vực chiếu xạ. Hiện nguồn xạ sử dụng tại APC đều do Thái Sơn cung cấp. Vì vậy, nhiều nhà đầu tư đã tỏ ra quan ngại về khả năng điều tiết lợi nhuận giữa 2 doanh nghiệp này.

Tuy nhiên, theo dõi kết quả kinh doanh của APC từ năm 2015 trở lại đây (thời điểm Thái Sơn chính thức là cổ đông lớn của APC), chuyên gia BSC lại cho rằng, kết quả kinh doanh của công ty đang cải thiện tốt.

Mới đây, đơn vị này cũng trình Đại hội cổ đông 2017 cho phép chủ tịch được sở hữu lên tới 65% số cổ phần phổ thông có quyền biểu quyết của APC mà không phải thực hiện chào mua công khai. Động thái này đã làm giảm bớt rủi ro cho nhà đầu tư khi lựa chọn cổ phiếu này bởi có thể hoạt động của công ty sẽ tiếp tục cải thiện trong thời gian tới.

Thứ hai, đó là sự chấp nhận sản phẩm chiếu xạ của người tiêu dùng.

Ở nhiều quốc gia, sản phẩm chiếu xạ không được biết đến hoặc thậm chí nhiều sản phẩm không được phép lưu hành. Thực phẩm chiếu xạ hoặc có thành phần được chiếu xạ phải được ghi rõ trên bao bì sản phẩm. Nếu sản phẩm đã qua chiếu xạ được chấp nhận rộng rãi hơn, doanh thu và lợi nhuận của APC sẽ được cải thiện đáng kể.

Thứ ba, là xuất khẩu sản phẩm đông lạnh, thủy sản giảm sút trong thời gian vừa qua. Sản phẩm chiếu xạ của APC chủ yếu là thủy sản, sản phẩm đông lạnh xuất khẩu. Do vậy, nếu xuất khẩu các sản phẩm trên giảm sẽ tác động tiêu cực đến doanh thu và lợi nhuận của công ty.

Thứ tư, rủi ro về giá trị nguồn xạ ngày càng tăng cao. Chi phí nguyên liệu (chủ yếu là chi phí phân bổ chi phí nguồn xạ) chiếm 24% chi phí sản xuất kinh doanh của APC. Do vậy, giá nguồn xạ tăng sẽ tác động tiêu cực đến kết quả kinh doanh của công ty.

Theo Hoàng Giang DĐDN

Tags:

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video