Lợi nhuận riêng lẻ VietinBank vượt kế hoạch 16.800 tỷ, mục tiêu tăng 10 - 20% năm 2022

Trong năm 2022, VietinBank dự kiến lợi nhuận riêng lẻ và hợp nhất trước thuế tiếp tục cải thiện mạnh mẽ, tăng 10% - 20%. Tổng tài sản dự kiến tăng trưởng khoảng 5% - 10% và tỷ lệ nợ xấu dưới 2%.

Lợi nhuận riêng lẻ VietinBank vượt kế hoạch 16.800 tỷ, mục tiêu tăng 10 - 20% năm 2022

Tại Hội nghị "Tổng kết công tác Đảng, tổng kết hoạt động kinh doanh (HĐKD) năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022" được VietinBank tổ chức ngày 5/1, Phó Tổng Giám đốc phụ trách BĐH Nguyễn Hoàng Dũng đã trình bày Báo cáo tổng kết HĐKD năm 2021 và triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2022.

Theo đó, tính đến hết ngày 31/12/2021, lợi nhuận trước thuế riêng lẻ đạt và vượt kế hoạch Đại hội đồng cổ đông giao. Trước đó, hồi đầu năm, VietinBank đặt mục tiêu lãi riêng lẻ 16.800 tỷ đồng.

Dư nợ bình quân của VietinBank tăng 12,3% so với năm 2020. Trong đó, tỷ trọng dư nợ bán lẻ và KHDN vừa và nhỏ đạt 57%, cải thiện tích cực so với năm 2020; thu ngoài lãi tăng trên 20%; nguồn vốn CASA tăng hơn 20% so với cùng kỳ. Tỷ trọng tiền gửi CASA/tổng nguồn vốn năm 2021 đạt 20%.

Tính đến hết năm 2021, tỷ lệ nợ xấu của VietinBank được kiểm soát ở mức 1,3%, tỷ lệ bao phủ nợ xấu 171% - cao hơn so với năm 2020.

Trong năm 2021, VietinBank cắt giảm hơn 7.000 tỷ đồng lợi nhuận để triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ về tín dụng, cơ cấu nợ, giảm lãi suất cho vay, phí dịch vụ nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, đồng hành cùng KH vượt qua khó khăn.

Bên cạnh đó, ngân hàng tiếp tục thực hiện tốt trách nhiệm với cộng đồng khi dành hơn 500 tỷ đồng để thực hiện an sinh xã hội; trong đó có hơn 166 tỷ đồng hỗ trợ công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Bước sang năm 2022, VietinBank đặt ra một số mục tiêu chính trong hoạt động kinh doanh để trình cấp thẩm quyền phê duyệt. Cụ thể, lợi nhuận riêng lẻ và hợp nhất trước thuế tiếp tục cải thiện mạnh mẽ, tăng 10% - 20%. Tổng tài sản dự kiến tăng trưởng khoảng 5% - 10%; nguồn vốn huy động tăng 10% - 12%; Tín dụng tăng khoảng 10% - 14% với tỷ lệ nợ xấu dưới 2%.

Theo Nhịp sống kinh tế

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video