Lợi gì từ mô hình quản lý doanh nghiệp triệu tỷ đồng?

Cho tới thời điểm này, Nhà nước đang đầu tư và quản lý một khối lượng rất lớn vốn và tài sản vào sản xuất – kinh doanh tại các doanh nghiệp (DN). Chỉ tính riêng số liệu của 781 DN 100% sở hữu Nhà nước  thì tổng tài sản đã lên tới 3.105 triệu tỷ đồng… Vậy có nên thành lập một cơ quan chuyên trách độc lập để thực  để quản lý hiệu quả phần vốn nhà nước tại các DNNN hay không? Mô hình hày có lợi hay không lợi?

[caption id="attachment_22478" align="aligncenter" width="588"]SCIC sẽ làm gì và vai trò của các địa phương ra sao? SCIC sẽ làm gì và vai trò của các địa phương ra sao?[/caption]

Theo ông Nguyễn Đình Cung-Viện trưởng Viện Quản lý KTTW (CIEM), mô hình nào phù hợp cho DN quản lý triệu tỷ này hiện chưa có được sự thống nhất từ các bộ, ngành và ngay bản thân các DNNN.

Tài sản khổng lồ nằm ở khu vực DNNN

Từ thực tế quản lý của SCIC và nhìn rộng ra môi trường hoạt động kinh doanh của DNNN hiện nay đang đòi hỏi cần nhanh chóng hoàn thiện một nghị định mới với những cơ sở pháp lý cụ thể về mô hình cơ quan thực hiện quản lý phần vốn nhà nước tại các DNNN. Đây là khu vực trọng yếu đang quản lý phần lớn tài sản của Nhà nước.

Theo thống kê sơ bộ Nhà nước đang đầu tư một khối lượng rất lớn vốn vào sản xuất – kinh doanh tại các DN. Chỉ tính riêng số liệu của 781 doanh nghiệp 100% sở hữu Nhà nước năm 2014 thì tổng tài sản đã lên tới 3.105 triệu tỷ đồng, trong đó tập đoàn, tcty và cty mẹ – con chiếm 90%. Vốn chủ sở hữu là 1.233 triệu tỷ đồng, trong đó tập đoàn chiếm 65%, tcty chiếm 25,2%, khối cty mẹ – con chiếm 2,3%. Nếu tính toàn bộ các DN có 100% và trên 50% sở hữu Nhà nước thì tổng nguồn vốn kinh doanh, hay tổng tài sản lên đến 5.408 triệu tỷ đồng.

Theo ông Phạm Quốc Trung-Phó Ban Quản lý DN- Viện Nghiên cứu Quản lý KTTW, cho biết, thất thoát, lãng phí, kém hiệu quả, thậm chí tham nhũng, tiêu cực từ khu vực DNNN, là do công tác quản lý, giám sát của chủ sở hữu Nhà nước không rõ ràng.

Tranh cãi xung quanh mô hình mới

Theo TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM “Sẽ có nhiều điểm “lợi” và “không lợi” trong mô hình mới. Về mối quan hệ trực tiếp, DN với bộ máy nhà nước có thẩm quyền phân bổ nguồn lực quốc gia, sự hỗ trợ khi DN gặp khó khăn sẽ giảm và dần mất đi. Đổi lại, cái lợi là mô hình này sẽ tăng được hiệu quả, hiệu lực quản lý giám sát vốn nhà nước, đặc biệt là cải thiện công tác quản trị, vốn là điểm rất yếu của các DNNN hiện nay”.

Xung quanh mô hình mới nêu trên, có một số ý kiến băn khoăn về năng lực bộ máy, tính khả thi trong quản lý thống nhất, cũng như hiệu quả thực hiện. Thậm chí, có ý kiến cho rằng, lập thêm một cơ quan ngang bộ thì khó thực hiện chức năng quản lý, bởi không thể điều hành như các bộ, vì vậy chỉ nên để tương đương ở cấp tổng cục trong một bộ.

TS. Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Bộ KH và ĐT đặt câu hỏi: Sau khi có cơ quan chuyên trách độc lập đại diện sở hữu vốn nhà nước, dự kiến trực thuộc Chính phủ, thì lãnh đạo các tập đoàn và tổng công ty nhà nước hiện nay sẽ thế nào? SCIC sẽ làm gì và vai trò của các địa phương ra sao? Nếu các DN quốc phòng, an ninh vẫn do Bộ Quốc phòng và Bộ Công an quản thì có cơ chế nào giám sát DN triệu tỷ này để tránh tiêu cực, đảm bảo công bằng?

Đại diện Bộ Công thương rồi Cục Tài chính DN cho rằng, nếu thành lập ngay cơ quan chuyên trách thì liệu có phải tạm dừng kế hoạch cổ phần hóa các DNNN trực thuộc quản lý của các bộ không, vì thời gian chuyển giao doanh nghiệp về dưới sự quản lý của một cơ quan khác mất nhiều thời gian. Ví dụ, đối với trường hợp của Bộ Công Thương, để chuyển giao được một DN về SCIC mất ít nhất 6 tháng, với điều kiện là tài sản minh bạch, nếu có vấn đề tồn tại thì còn lâu hơn.

Ngoài ra, cũng cần xem xét và đánh giá tác động tổng thể về việc thành lập cơ quan chuyên trách, sau khi thành lập có quản lý tổng thể không, hay chỉ quản lý vốn, còn lại nhân sự, tài chính vẫn là do các bộ khác quản lý như Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội… Trước nhiều ý kiến băn khoăn về mô hình cơ quan chuyên trách, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông cho rằng, vấn đề này được Chính phủ đặc biệt quan tâm chỉ đạo, Chủ trương đã quyết, Chính phủ quyết tâm sẽ triển khai, không có chuyện bàn lùi. Vì vậy, lắng nghe ý kiến về các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện từ phía các bộ chủ quản và DN là việc cần làm hiện nay. Các DN cũng cần đặt mình vào sự quản lý của cơ quan chuyên trách mới để kiến nghị, đề xuất giải pháp để tìm ra hướng đi thích hợp trong bối cảnh hiện nay…

Theo DĐDN

Tags:

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video