Lỗ vì chứng khoán, lợi nhuận quý II của LienVietPostBank giảm 64%

Biến động chung của thị trường chứng khoán đã khiến LienVietPostBank phải trích lập dự phòng. Nhờ tăng trưởng lợi nhuận trong quý trước đó nên lãi trước thuế 6 tháng chỉ giảm 23%, đạt 546 tỷ đồng. EPS nửa đầu năm xấp xỉ 530 đồng.

Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank, mã LPB-UPCoM) vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2018 với lợi nhuận bất ngờ giảm so với cùng kỳ quý II và 6 tháng đầu năm trong khi phần lớn các ngân hàng trong hệ thống báo kết quả kinh doanh tăng trưởng dương.

Nguyên nhân chủ yếu khiến tổng thu nhập hoạt động của LienVietPostBank giảm mạnh là khoản lỗ thuần từ đầu tư chứng khoán quý II (108 tỷ đồng) trong khi cùng kỳ báo lãi tới hơn 290 tỷ đồng.

Giải trình về khoản lỗ này, ngân hàng cho biết đã phải trích lập dự phòng do biến động chung của thị trường chứng khoán.

Thu nhập lãi thuần cũng thu hẹp (giảm 12%) chủ yếu do chi phí vốn huy động tăng nhanh hơn. Thu hoạt động dịch vụ dù tăng khá nhưng hiện vẫn đóng góp chưa nhiều cho nhà băng này. Do đó, dù dự phòng giảm còn chi phí hoạt động chỉ nhích nhẹ, lợi nhuận trước thuế quý II của ngân hàng giảm 64% về còn 159 tỷ đồng. Nhờ tăng trưởng lợi nhuận trong quý trước đó nên lãi trước thuế 6 tháng chỉ giảm 23%, đạt 546 tỷ đồng. EPS nửa đầu năm xấp xỉ 530 đồng.

LienVietPostBank đã tuyển dụng ròng thêm 798 nhân sự, nâng số nhân viên lên 8.178 người. Ngân hàng cũng cho biết việc phát triển mạng lưới qua các Phòng Giao dịch bưu điện khiến chi phí hoạt động tăng 11,25% so với 6 tháng đầu năm 2017.

Quy mô tài sản tăng 7,62% so với đầu năm, lên 175.881 tỷ đồng, trong đó phần lớn là do tăng khoản cho vay khách hàng. Tăng trưởng tín dụng đạt 13,8% sau nửa đầu năm nâng dư nợ lên 114.526 tỷ đồng. Nợ ngắn hạn tăng nhanh giúp tỷ lệ nợ trung dài hạn giảm từ 73,6% xuống còn 69,3%. Tỷ lệ nợ xấu đã giảm đáng kể từ 1,07% xuống 0,98% chủ yếu do giảm mạnh nợ nhóm 5.

Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng có sự thay đổi đáng kể khi nguồn vốn trên thị trường liên ngân hàng giảm mạnh từ 13.500 tỷ đồng xuống còn 1.682 tỷ đồng. Bù lại, huy động tiền gửi khách hàng tăng tới hơn 14% lên 146.316 tỷ đồng. LienVietPostBank cũng tăng thêm hơn 4.000 tỷ đồng lên gần 10.400 tỷ đồng nguồn tiền huy động từ phát hành giấy tờ có giá. Giảm tỷ trọng nguồn vốn rẻ hơn trên liên ngân hàng cũng có thể là một nguyên nhân khiến thu nhập lãi thuần của LienVietPostBank giảm đáng kể trong kỳ này trong bối cảnh hệ số NIM nhiều ngân hàng tăng cao.

Theo Thanh Thuỷ NDH

Tags:

Dòng tín dụng đang chảy mạnh vào khu vực kinh tế tư nhân

Số liệu thống kê cho thấy, khu vực kinh tế tư nhân hiện đóng góp gần 50% GDP, hơn 30% thu ngân sách, tạo ra hơn 40 triệu việc làm và chiếm khoảng 85% tổng số lao động trong nền kinh tế. Với vai trò quan trọng đó, Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân ra đời như một bước ngoặt, đột phá trong tư duy và hoạch định chính sách phát triển kinh tế, là sự khẳng định của Đảng về vai trò then chốt, động lực quan trọng hàng đầu của khu vực kinh tế tư nhân trong tiến trình phát triển đất nước. aa Zalo

Bảo mật an toàn thông tin: Yếu tố then chốt cho ngành tài chính - ngân hàng trong kỷ nguyên số

Trong bối cảnh công nghệ AI, blockchain đóng vai trò quan trọng đối với ngành tài chính, ngân hàng nhưng đang bị “lợi dụng” để tấn công vào tài khoản người dùng. Vì vậy, việc đầu tư cho hệ sinh thái bảo mật thông minh, tích hợp, có khả năng phát hiện sớm và phản ứng nhanh là điều không thể thiếu nếu muốn đảm bảo an toàn thông tin và duy trì hoạt động ổn định trong kỷ nguyên số. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Thời báo ngân hàng có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Gia Đức – Giám đốc Fortinet Việt Nam. aa Zalo

Lãi suất cho vay lĩnh vực ưu tiên giữ ở 3,9%/năm, thấp hơn trần quy định

Mặt bằng lãi suất huy động duy trì ổn định đã tạo dư địa để lãi suất cho vay tiếp tục giữ ở mức thấp. Theo thống kê, lãi suất cho vay ngắn hạn bình quân bằng VND đối với các lĩnh vực ưu tiên hiện khoảng 3,9%/năm – thấp hơn mức trần 4%/năm theo quy định của NHNN.

Tổ chức lại hệ thống 14 Chi nhánh Ngân hàng nhà nước khu vực

Nhằm đảm bảo hệ thống vận hành đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, phù hợp với mô hình quản lý hành chính của 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập, Ngân hàng nhà nước đã ban hành 14 Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của 14 NHNN Khu vực (trừ NHNN Khu vực 1).

Video