Lỗ lũy kế gần 900 tỷ, công ty bảo hiểm từng làm nên tên tuổi của shark Liên được Bamboo Capital mua lại

Bamboo Capital cũng là bên đã mua lại Bảo hiểm Viễn Đông – công ty hiện có nhiều mối liên quan đến shark Liên.

Lỗ lũy kế gần 900 tỷ, công ty bảo hiểm từng làm nên tên tuổi của shark Liên được Bamboo Capital mua lại

Ngày 29/9, Hội đồng quản trị CTCP Bamboo Capital (BCG) đã thông qua nghị quyết mua lại 71% cổ phần của CTCP Bảo hiểm AAA từ các cổ đông hiện hữu của công ty này. Thời gian thực hiện dự kiến trong tháng 10/2021 với giá mua phù hợp với giá trị sổ sách.

Bảo hiểm AAA hoạt động trong lĩnh vực phi nhân thọ, hiện có vốn điều lệ 1.122 tỷ đồng. AAA cũng là công ty làm nên tên tuổi của nữ doanh nhân Đỗ Thị Kim Liên (shark Liên) trong ngành bảo hiểm.

Shark Liên là nhà sáng lập và giữ chức vụ Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của Bảo hiểm AAA cho đến đầu năm 2013 khi bán lại cổ phần chi phối cho Tập đoàn bảo hiểm IAG của Australia. Đến cuối năm 2020, IAG nắm 80,5% cổ phần bên cạnh đó Eximbank cũng nắm hơn 5% cổ phần của IAG.

Theo dữ liệu của chúng tôi, AAA đã lỗ lớn từ trước khi IAG tiếp quản và vẫn báo lỗ liên tục cho đến nay. Trong vòng 10 năm từ 2011-2020, công ty này chỉ có lãi duy nhất năm 2019, tổng lỗ lũy kế đến cuối năm 2020 là 863 tỷ đồng.

Lỗ lũy kế gần 900 tỷ, công ty bảo hiểm từng làm nên tên tuổi của shark Liên được Bamboo Capital mua lại - Ảnh 1.

Đối với Bamboo Capital, doanh nghiệp này cũng từng mua lại một công bảo hiểm thua lỗ lớn khác là Bảo hiểm Viễn Đông (VASS). Mặc dù đứng tên nắm 52% cổ phần của VASS nhưng đây chỉ là khoản đầu tư thực hiện theo hợp đồng hợp tác đầu tư giữa Bamboo Capital và bà Đỗ Thị Minh Đức – em gái của shark Liên. Ứng dụng bảo hiểm LIAN – luôn được quảng bá gắn liền với hình ảnh của shark Liên – cũng chính là sản phẩm của VASS.

Năm 2020, 26 triệu cổ phiếu VASS do Bamboo Capital sở hữu đã được chuyển nhượng sang cho AAA Plus – công ty thuộc sở hữu của chị em shark Liên. Sau 8 năm giữ chức cố vấn cấp cao của VASS thì đến tháng 6/2021, shark Liên đã chính thức tham gia vào Hội đồng quản trị của công ty này.

Theo Nhịp sống kinh tế

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video