Liên kết “kiểu VISSAN”

Việc liên kết chuỗi giá trị trong lĩnh vực chăn nuôi không thể dựa vào một doanh nghiệp, cũng không thể khuôn hẹp ranh giới trong một thị trường sản xuất – tiêu thụ cấp tỉnh.

Để ngành nông nghiệp phát triển bền vững, đặc biệt là ngành chăn nuôi thì cần phải tái cấu trúc một cách xuyên suốt nhằm thúc đẩy năng suất cao và giá thành hợp lý. Tất cả những vấn đề này đòi hỏi không chỉ trách nhiệm người chăn nuôi hay các DN mà đòi hỏi sự xúc tác, quản lý và liên kết của 4 nhà: nhà nước, nhà khoa học, nhà nông và nhà doanh nghiệp.

[caption id="attachment_26431" align="aligncenter" width="660"]satra-vissan Việt Nam có thể mạnh hơn nhiều nếu phát triển sâu vào nông nghiệp, với cây công nghiệp, cây mía, với chăn nuôi và sản xuất thực phẩm… [/caption]

Từ câu chuyện liên kết vùng Đông Nam Bộ

Việc liên kết chuỗi giá trị trong lĩnh vực chăn nuôi không thể dựa vào một DN. Cũng không thể khuôn hẹp ranh giới trong một thị trường sản xuất – tiêu thụ cấp tỉnh. Chúng ta đã có quy hoạch Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm tám tỉnh. Vùng kinh tế ấy, cũng là lõi của kinh tế Đông Nam Bộ với các tỉnh Đông Nam Bộ có liên kết – thông thường về hạ tầng giao thông – sản xuất – kinh doanh – tiêu thụ, vô cùng rộng lớn.

Nhưng các tỉnh vùng Đông Nam Bộ hiện vẫn chưa xác định được trọng tâm lợi thế và các ngành hàng chủ lực của mình, chưa kiểm soát được chiến lược liên kết vùng phục vụ lợi ích cao nhất nội vùng và bỏ ngoài rào cản lợi ích kinh tế của từng địa phương, mặc dù chiến lược liên kết với cái nhìn về tiềm năng tăng trưởng là đã có.

Từ 6 tỉnh miền Đông Nam “lõi”, mở rộng ra các tỉnh khác, chúng ta có thể mạnh hơn nhiều nếu phát triển sâu vào nông nghiệp, với cây công nghiệp cao su, cây mía ngắn ngày, với chăn nuôi và sản xuất thực phẩm. Sự rời rạc trong liên kết đang khiến sức mạnh của từng địa phương và của cả vùng bị phân tán.

Lấy ví dụ cụ thể trong lĩnh vực chuyên ngành của Vissan: Chăn nuôi và cung cấp thực phẩm từ kỹ nghệ súc sản. Nhìn ở khía cạnh vùng, TP HCM là thị trường tiêu thụ lớn nhất của vùng với 10.000 con heo mỗi ngày, chiếm phần lớn sản lượng chăn nuôi được cung cấp từ các tỉnh lân cận trong vùng Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước.

Tuy là lực tiêu thụ mạnh như vậy nhưng ở góc độ nhà chăn nuôi và nhà cung cấp, thực tế vẫn sản xuất theo kiểu manh mún, nhỏ lẻ, mạnh ai nấy làm. Điều đó cũng dẫn đến việc kiểm soát chất lượng sản phẩm cung cấp, vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đảm bảo, chồng chéo, khó tạo niềm tin cho người dân tiêu thụ ngay trong chính nội vùng, chưa nói để xuất khẩu ngoại vùng và đi các thị trường khác.

Trong nhiều năm, Vissan luôn đề nghị việc giết mổ heo chăn nuôi cần dẹp bỏ các cách thức hộ gia đình, manh mún, tập trung chỉ một vài lò công nghiệp ở thị trường TP HCM. Theo cách đó thì việc liên kết các hộ nuôi, trang trại vào một đầu kiểm soát sẽ tốt hơn, theo cách “đặt hàng” tiêu chuẩn nhất của thị trường tiêu thụ lớn nhất. TP HCM đi trước, các tỉnh khác nội vùng sẽ làm theo, đẩy mạnh chăn nuôi công nghiệp và liên kết lại.

Đẩy mạnh liên kết 4 nhà

Với khả năng sản xuất nông nghiệp của Việt Nam sẽ tạo động lực thúc đẩy được ngành chăn nuôi phát triển nhưng cần thúc đẩy bằng cách định hướng cho ngành chăn nuôi phát triển theo hướng đầu tư cao hàm lượng khoa học kỹ thuật, phát triển theo sản lượng, năng suất, giảm giá thành. Liên kết giữa 4 nhà sẽ giải quyết được vấn đề này, đồng thời đảm bảo độ an toàn cho nguồn nguyên liệu.

Từ đây khái niệm nhập khẩu hay sử dụng nguyên liệu nội địa trở nên không quan trọng. Nếu chúng ta sản xuất có chỉ danh địa lý và ngành chăn nuôi được tái cấu trúc lại một cách bền vững, phát triển truy xuất nguồn gốc thì khi gia nhập các hiệp định FTA, Việt Nam sẽ xuất khẩu được sản phẩm nông sản của mình. Chính điều đó mới giải phóng được năng lực, năng suất cho ngành nông nghiệp đất nước.

Một trong những yếu tố cũng cho thấy liên kết là tất yếu sống còn của ngành chăn nuôi nội vùng Đông Nam Bộ – theo chuỗi liên kết 4 nhà – với hướng khoa học, công nghiệp, đó là: Những áp lực cạnh tranh từ các Hiệp định Thương mại Tự do buộc ngành chăn nuôi không có lợi thế cạnh tranh về giá. Vì vậy, ta không liên kết, sẽ không có sản phẩm đạt các quy định của họ, bao gồm từ chỉ dẫn địa danh địa lý đến truy xuất nguồn gốc, đến chất lượng sản phẩm… Liên kết quy mô lớn, rộng, chặt, từ vùng nuôi – sản xuất – tiêu thụ sẽ giúp giảm giá thành chi phí và tăng kiểm soát chất lượng, đó là liên kết tạo giá trị.

Những định hướng quy hoạch vùng kinh tế và liên kết vùng đã được đặt ra. Nhưng làm sao để các định hướng đó thiết thực, hiệu quả hơn, vẫn cần sự vận động tiên phong của những “đầu tàu”, của TP lớn. Đặc biệt, cần tư duy thực sự vì lợi ích mang lại cho tất cả các tỉnh trong vùng, từ liên kết nội vùng và rộng hơn là liên kết quốc gia.

Văn Đức Mười – Tổng Giám Đốc Cty Cổ phần Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản

Tags:

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video