Lãnh đạo Bình Dương cùng hơn 100 DN bàn giải pháp phát triển logistics

Cục Hải quan tỉnh Bình Dương phối hợp cùng Tạp chí Vietnam Logistics Review vừa tổ chức Hội thảo “Bình Dương – Tiềm năng, lợi thế phát triển logistics và vai trò của Hải quan”.

[caption id="attachment_25821" align="aligncenter" width="588"]Cảng thông quan nội địa là một trong những lĩnh vực chính trong hoạt động logistics của Bình Dương đã phát huy hiệu quả trong thời gian qua Cảng thông quan nội địa là một trong những lĩnh vực chính trong hoạt động logistics của Bình Dương đã phát huy hiệu quả trong thời gian qua[/caption]

Theo thông tin từ lãnh đạo tỉnh, Bình Dương tuy không có sân bay, cảng biển, vận tải đường sông lại bị độ tĩnh không của cầu hạn chế việc vận chuyển bằng container, xà lan, các cảng sông chỉ có thể tiếp nhận được tàu trọng tải không quá 2.000 tấn…; nhưng địa phương này lại nhiều lợi thế khác như: giáp TP.HCM và Đồng Nai – 2 địa phương có tốc độ phát triển kinh tế sôi động bậc nhất cả nước, luôn đứng trong top đầu về thu hút vốn đầu tư nước ngoài với cơ sở hạ tầng hiện đại, phát triển đồng bộ, kết nối với nhiều vùng kinh tế khác trong nước và khu vực. Nơi đây tập trung nhiều khu công nghiệp hiện đại quy mô lớn, có khả năng sản xuất khối lượng lớn hàng hóa sản phẩm phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.

Theo thống kê của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, quý I/2016, Bình Dương xếp thứ 3 trong thu hút nguồn vốn FDI, với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 371 triệu USD, chiếm 9,2% trong tổng vốn đầu tư; điều này mở ra nhiều cơ hội mới để tăng cường và mở rộng sản xuất, trong đó, việc đẩy mạnh phát triển ngành dịch vụ logistics, gia tăng giá trị hàng hóa trở thành nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch phát triển kinh tế của tỉnh trong giai đoạn mới.

Đối với hoạt động logistics, hiện trên địa bàn tỉnh Bình Dương có khoảng 48 doanh nghiệp cung ứng các dịch vụ logistics như vận tải và cho thuê container, kho bãi, nhà xưởng, dịch vụ đóng nhãn, thu gom và phân phối hàng hóa, dịch vụ giao nhận hàng hóa và khai thuê hải quan, đại lý vận tải…

Để ngành dịch vụ logistics phát triển ngoài việc các DN không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, các cấp quản lý nhà nước cần có những chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đồng bộ, quy hoạch những trung tâm logistics có vị trí và năng lực phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi thương mại cho các doanh nghiệp dịch vụ logistics hoạt động có hiệu quả.

Nhiệm vụ trọng tâm của ngành logistics là đáp ứng được nhu cầu của các nhà sản xuất từ việc thu gom, vận chuyển, lưu trữ nguyên vật liệu đến khâu lưu thông, phân phối thành phẩm đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng, chính xác với chi phí thấp nhất.

Một trong những mắc xích quan trọng của dây chuyền này là vai trò của cơ quan hải quan, yếu tố có đóng góp không nhỏ cho sự hoàn thiện, thành công của chuỗi cung ứng xuất nhập khẩu. Có thể nói, hải quan giữ vai trò then chốt trong quá trình này. Hoạt động có hiệu quả của các viên chức hải quan giúp hàng hóa xuất nhập khẩu lưu thông dễ dàng, đây là yếu tố tích cực trong việc tiết giảm thời gian và chi phí cho ngành logistics, nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hoá xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam.

Nhiều kiến nghị tại Hội thảo cho rằng, Cục hải quan Bình Dương cần nâng cao trách nhiệm và cải thiện nghiệp vụ, làm việc liêm minh, chí công vô tư; chú ý hoàn thiện kỹ năng giao tiếp lịch thiệp, không gây khó cho doanh nghiệp trong hoạt động.

Theo DĐDN

Tags:

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế vươn tầm quốc gia và khu vực

Vừa qua, trong chương trình giao lưu Văn hoá Kinh tế Việt - Nhật, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế đã có buổi làm việc cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc hợp tác, trao đổi về y khoa, công nghệ trong lĩnh vực y tế.

Kiến tạo không gian số quốc gia thống nhất

Từ ngày 1/7, 34 tỉnh, thành phố chính thức đi vào hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh và hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị.

“Phép thử” với doanh nghiệp Việt Nam

Dữ liệu là “mỏ vàng” của nền kinh tế số và cần có cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt khi việc khai thác đang ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp cần sớm thiết lập nền tảng vững chắc để bảo vệ.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Video