Làm sao để hiện thực hóa mục tiêu CPI 2017?

Dự báo mới đây của Vụ thị trường trong nước (Bộ Công Thương), năm 2017 chỉ số giá tiêu dùng bình quân khó đạt được mục tiêu mà Quốc hội đề ra là khoảng 4%. Các chuyên gia trong ngành đã hiến kế giải bài toán này.

[caption id="attachment_47165" align="aligncenter" width="700"]Năm 2017 chỉ số giá tiêu dùng bình quân khó đạt được mục tiêu mà Quốc hội đề ra là khoảng 4%. Năm 2017 chỉ số giá tiêu dùng bình quân khó đạt được mục tiêu mà Quốc hội đề ra là khoảng 4%.[/caption]

CPI khó đạt mục tiêu 4%

Theo dự báo của Vụ thị trường trong nước, năm 2017 chỉ số giá tiêu dùng (CPI) sẽ chịu nhiều áp lực tăng từ giá thế giới và việc điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý.

Cụ thể, giá hàng hóa thế giới hiện có nhiều khả năng sẽ tăng (khi giá dầu thô đã tăng trên 5% sau khi các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC cắt giảm sản lượng trong tháng 12/2016). Cùng với đó, diễn biến về tiền tệ, việc đồng USD tăng giá và mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2017 tương đối cao (6,7%) sẽ gây áp lực lên PCI trong nước.

Đặc biệt, tình hình trong nước, từ 1/1/2017, mức lương cơ sở sẽ tăng thêm 7,4%, thành 1,3 triệu đồng/tháng, mức lương tối thiểu vùng cũng được tăng từ 6,7 – 7,5%. Cũng trong quý I/2017, giá xăng dầu được dự báo sẽ tiếp tục tăng và tăng trong cả năm từ 9 – 15% so với năm 2016.

Ngoài ra, một số giá cả khác như giá lương thực thực phẩm do biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh cũng tác động vào giá cả. Giá dịch vụ khám chữa bệnh BHYT của 31 địa phương còn lại sẽ được điều chỉnh trong năm 2017.

Những yếu tố này sẽ tạo sức ép lên lạm phát trong năm tới. Vì vậy mà mục tiêu Quốc hội giao là khoảng 4% khó đạt được.

Có cùng nhận định về tình hình CPI 2017, TS. Lê Quốc Phương – Phó giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại cho rằng, nếu tính CPI bình quân năm thì CPI có thể đạt 3,5-4%. Tuy nhiên, nếu sử dụng phương pháp so sánh tháng 12/2017 với tháng 12/2016 thì mục tiêu CPI năm 2017 dưới 4% là không dễ đạt được.

Giảm tác động và kiểm soát giá

Để giải bài toán về chỉ số giá tiêu dùng, Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hội siêu thị Hà Nội cho rằng, cần phải có những giải pháp cơ bản để hạn chế bớt những tác động vào chỉ số giá.

Cụ thể, theo ông Phú, Nhà nước nên xem xét việc bỏ lợi nhuận định mức của kinh doanh xăng dầu, xem xét việc điều hành quỹ bình ổn xăng dầu, đặc biệt là các yếu tố hình thành giá các mặt hàng độc quyền phải được công khai minh bạch cho mọi người được biết một cách rộng rãi để giám sát.

Bên cạnh đó, thay đổi thời gian bình quân điều chỉnh giá từ 15 ngày xuống theo bình quân tuần. Và cắt giảm chi phí kinh doanh, bớt được một số khâu trung gian vô lý giúp người mua tiết kiệm được 5 – 10% chi phí mua hàng.

Cũng theo ông Vũ Vinh Phú, hiện thuế VAT tiêu dùng chưa được hợp lý. Theo đó, 1 kg thịt lợn hiện được bán ở các siêu thị có áp dụng thuế khiến người tiêu dùng phải chịu thêm 10.000 đồng, các loại hàng hoá khác cũng tương tự, chịu từ 5 – 10% thuế.

Vì vậy, Quốc Hội nên xem xét sớm tạm thời điều chỉnh mức thuế VAT hiện nay, 2 loại 5% và 10% xuống 4% và 7% tùy theo nhóm hàng cụ thể để kích thích sức mua và phát triển sản xuất mạnh mẽ hơn

Ngoài ra, theo ông Phú cũng cần tổ chức lại sản xuất theo hướng sản xuất lớn, năng suất cao, chất lượng đảm bảo, giải quyết bàn toán chuỗi cung cho bán lẻ.

Còn theo PGS.TS. Ngô Trí Long, để thực hiện được mục tiêu tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân khoảng 4%, trước hết Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, sử dụng linh hoạt các công cụ của chính sách tiền tệ. Mức tăng trưởng tín dụng phải đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng.

Bên cạnh đó, phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Đặc biệt, kiểm soát chặt chẽ phương án giá và mức giá đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá (điện, nước, xăng dầu…). Giám sát chặt chẽ kê khai giá của doanh nghiệp…

Theo Thanh Hà DĐDN

Tags:

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video