Lại thêm một ‘đại gia’ hàng không chi 90 triệu USD để sản xuất máy bay chạy điện

Startup taxi bay Lilium của Đức mới đây huy động được 90 triệu USD cho dịch vụ máy bay chạy điện 5 chỗ ngồi, sẽ là cái tên tiếp theo gia nhập vào cuộc đua công nghệ hàng không.

Nói đến máy bay chạy bằng điện vào thời điểm này có vẻ là hơi khó tin nhưng thực tế, rất nhiều ông lớn đang rậm rịch nghiên cứu và sản xuất giải pháp lưu thông mới này. Lilium Jet chỉ là một cái tên mới nhưng đã nhanh chóng thể hiện được tham vọng chinh phục bầu trời cùng với những “cỗ máy” chạy điện công nghệ cao bằng việc huy động được 90 triệu USD cho việc sản xuất và cho ra mắt máy bay chạy điện của riêng mình.

Các khoản đầu tư này đến từ Atomico, do Niklas Zennström sáng lập và Obvious Ventures, đồng sáng lập bởi cựu Giám đốc điều hành Twitter Evan Williams, cũng như Tencent và LGT. Các quỹ mới giúp cho tổng số vốn huy động của công ty lên hơn 100 triệu USD. Theo ông Daniel Wiegand, các khoản đầu tư này giúp Lilium trở thành "một trong những dự án máy bay điện tốt nhất trên thế giới".

Dòng máy bay mà Lilium hướng tới chính là loại máy bay VTOL nhỏ gọn, linh hoạt nhưng được phát triển thêm các tính năng mới để phù hợp hơn với hành trình bay trong khu vực đô thị. Lilium Jet có khả năng cất và hạ cánh theo chiều thẳng đứng mà không cần đường bay dài.

Các động cơ phản lực điện của máy bay hoạt động giống như máy bay truyền thống, bay vào không khí, nén và đẩy nó ra phía sau để tạo chuyển động về phía trước. Nhưng quạt máy nén được điều khiển bởi một động cơ điện thay vì tuabin khí. Theo nhà sản xuất, Lilium Jet có thể đạt vận tốc đối đa lên tới 300km/h và phạm vi hoạt động 300km cho 1 lần sạc. Điều đó có nghĩa rằng chiếc taxi bay này có thể di chuyển từ London (Anh) tới Paris (Pháp) trong vòng 1 giờ hoặc kinh ngạc hơn là bay từ Manhattan đến sân bay John F. Kennedy trong vỏn vẹn 5 phút.

Máy bay điện của Lilium chạy bằng pin lithium-ion nhằm làm giảm khí thải khi vận hành và giảm tiếng ồn. Công ty cũng cho biết các hoạt động của máy bay phản lực sẽ hiệu quả đến nỗi các chuyến bay dự kiến ​​sẽ có chi phí ít hơn so với việc bạn đi bằng taxi đường bộ với cùng 1 hành trình.

Vào tháng 4/2017, chiếc xe đã hoàn thành quá trình bay thử nghiệm với nguyên mẫu kích thước thật. Sang năm 2019, nó sẽ bước vào giai đoạn thử nghiệm cuối cùng với đầy đủ tính năng và có người ngồi trong cabin. Dự kiến, Lilium Jet sẽ chính thức đi vào hoạt động từ năm 2025.

Theo Nhịp sống kinh tế/Robb Report

Tags:

Thúc đẩy nền kinh tế xanh và bền vững

Theo các chuyên gia, ôtô điện chính là xu hướng tất yếu của thời đại với quá trình “xanh hóa” nền kinh tế. Sự chuyển đổi sang xe điện đã và đang thúc đẩy sự phát triển công nghệ trong lĩnh vực ôtô bao gồm pin, hệ thống điều khiển cùng những công nghệ khác liên quan xe thông minh.

Rêu sa mạc có thể mở đường cho sự sống trên Sao Hỏa

Một nhóm nhà khoa học Trung Quốc vừa giải mã thành công cơ chế chịu lạnh của Syntrichia caninervis - một loài rêu sa mạc có khả năng sống sót trong điều kiện khắc nghiệt và thậm chí có thể đóng vai trò quan trọng trong công cuộc “cải tạo Sao Hỏa” trong tương lai.

Các nhà khoa học phát triển một công nghệ tạo ra thực phẩm thông minh

Các nhà khoa học từ Đại học Tổng hợp Liên bang Bắc Kavkaz (NCFU) đã phát triển một phương pháp bào chế vi nang để đưa vitamin, lợi khuẩn và các chất có lợi khác trực tiếp vào ruột. Theo dịch vụ báo chí của trường đại học, công nghệ này sẽ làm cho thực phẩm có thêm dưỡng chất, các thành phần và nguyên tố vi lượng hữu ích.

Ấn Độ đạt cột mốc 'lịch sử' trong sứ mệnh ghép nối không gian

Ấn Độ đã ghi dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử khám phá vũ trụ của nước này khi thực hiện thành công nhiệm vụ ghép nối hai vệ tinh trên quỹ đạo. Đây là một bước tiến đáng kể đưa Ấn Độ đến gần hơn với mục tiêu xây dựng trạm không gian và thực hiện sứ mệnh đưa người lên Mặt Trăng.

Thị trường lao động trước làn sóng AI

Theo khảo sát từ trang web tuyển dụng TopCV, hơn 82,6% nhân viên Non-IT và 93,49% nhân viên IT Việt Nam hiện đã sử dụng AI trong công việc hàng ngày.

Video