Lãi suất luôn ở mức thấp nhất nhưng vì sao tiền gửi vào big4 ngân hàng vẫn chiếm thị phần lớn nhất?

Tiền gửi của khách hàng tại các TCTD đến cuối tháng 6/2019 đã đạt hơn 8,23 triệu tỷ đồng. Trong đó, gần 50% thị phần đã nằm trong tay 4 ngân hàng thương mại nhà nước.

Theo số liệu mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, đến cuối tháng 6/2019, tổng phương tiện thanh toán của nền kinh tế đạt hơn 9,86 triệu tỷ đồng, tăng 7,11% so với hồi đầu năm.

Tiền gửi của khách hàng tại các TCTD đạt hơn 8,23 triệu tỷ đồng, tăng 6,7% so với hồi đầu năm. Trong đó, tiền gửi của các TCKT tăng 5,01%, đạt hơn 3,5 triệu tỷ đồng. Tiền gửi của dân cư tăng mạnh hơn (7,96%) lên hơn 4,72 triệu tỷ.

Theo thống kê của chúng tôi, cuối tháng 6, tổng số tiền gửi của khách hàng tại 4 ngân hàng thương mại nhà nước (Agribank, BIDV, Vietcombank, VietinBank) đạt hơn 3,95 triệu tỷ đồng. Con số này đang chiếm tới 48% tiền gửi của cả hệ thống TCTD.

Trong đó, Agribank đang là quán quân về số tiền gửi của khách hàng, đạt hơn 1,177 triệu tỷ đồng. Theo sau lần lượt là BIDV, Vietcombank, VietinBank với gần 1,06 triệu tỷ, hơn 870 nghìn tỷ và hơn 846 nghìn tỷ. 

Ngân hàng tư nhân có thị phần tiền gửi lớn nhất là SCB với tỷ trọng 5,1%, tức chỉ bằng một nửa so với VietinBank. Theo sau SCB, lần lượt là Sacombank, ACB, MBBank, Techcombank,...

Trong 6 tháng đầu năm, tăng trưởng huy động tiền gửi của Agribank, BIDV, Vietcombank và VietinBank lần lượt đạt 6,5%, 7,1%, 8,6% và 2,6%. Ngoài trừ VietinBank, 3 ngân hàng còn lại đều có tăng trưởng ở mức khá cao so với trung bình toàn ngành.

Thị phần tiền gửi của các ngân hàng hiện nay như thế nào?  - Ảnh 1.

Đáng chú ý là mức lãi suất của 4 ngân hàng này thường ở mức thấp nhất hệ thống, thấp hơn tới hơn 2-3%/năm so với mức cao nhất tại các ngân hàng tư nhân nhưng vẫn luôn là địa chỉ được khách hàng ưa thích gửi tiền nhất.

Lãi suất cao nhất tại Agribank và Vietcombank là 6,8%/năm áp dụng cho kỳ hạn từ 1 năm trở lên, còn lại VietinBank và BIDV cao nhất là 7%/năm. Trong khi đó, trên thị trường, đã có 3 ngân hàng phát hành chứng chỉ tiền gửi lãi suất trên 9%/năm. Gần 15 ngân hàng có lãi suất cao nhất ở các kỳ hạn dài trên 8%/năm.

Mặc dù khó cạnh tranh về lãi suất, nhưng các "ông lớn" ngân hàng thương mại nhà nước luôn có lợi thế mà các ngân hàng tư nhân khó bì kịp, đó là về mạng lưới phủ rộng toàn quốc, bề dày lịch sử,....Đặc biệt, tại các vùng nông thôn, người dân không có nhiều lựa chọn để gửi tiền tiết kiệm, chủ yếu vẫn là Agribank và BIDV. 

Theo Trí thức trẻ

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video