Lãi suất đồng loạt tăng, thời kỳ tiền rẻ đã qua?

Diễn biến tăng mạnh của lãi suất liên ngân hàng là một tín hiệu cho thấy bối cảnh chi phí vốn năm nay đã khác.

Theo Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), kể từ sau Tết nguyên đán đến nay, lãi suất và doanh số cho vay trên thị trường liên ngân hàng vẫn duy trì ở mức khá cao, là hiện tượng ít khi gặp trong nhiều năm trở lại đây. Song song, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vẫn duy trì trạng thái bơm ròng tiền để hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống thông qua hoạt động trên thị trường mở.

Đến ngày 22/02/2022, lãi suất liên ngân hàng đã cho thấy dấu hiệu hạ nhiệt. Cụ thể, lãi suất cho vay qua đêm là 2,51%/năm, giảm 0,89 điểm % so với mức cao nhất ghi nhận vào ngày 10/02/2022. Tuy vậy, doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng vẫn duy trì ở mức khá cao, trên 166.800 tỷ đồng (ngày 22/02/2022) đối với kỳ hạn qua đêm, cao hơn nhiều doanh số bình quân khoảng 118.100 tỷ đồng trong tháng 1/2022.

Với tình hình này, VDSC cho rằng lãi suất trên thị trường liên ngân hàng nhiều khả năng sẽ thiết lập một mặt bằng mới trong năm 2022.

Nhóm phân tích cũng lưu nhà đầu tư rằng lãi suất cho vay qua đêm trên thị trường liên ngân hàng bình quân cả năm 2021 chỉ ở mức 0,74%/năm và cũng chỉ xoay quanh mức này trong suốt 3 tháng mở cửa kinh tế trở lại vào cuối năm 2021 dù thời điểm đó tín dụng phục hồi mạnh. Do vậy, diễn biến lãi suất qua đêm là một tín hiệu cho thấy bối cảnh chi phí vốn năm nay đã khác.

Mặt khác, VDSC dẫn số liệu của NHNN cho biết, tăng trưởng tín dụng tính đến cuối tháng 1/2022 đạt 2,74% so với cuối năm 2021, đây là mức cao nhất trong nhiều năm, phản ánh sự tăng tốc đối với nhu cầu vay vốn trong nền kinh tế ngay từ những tháng đầu năm. So với cùng kỳ, tăng trưởng tín dụng tháng 1 ước tăng hơn 16,3%. 

Theo kết quả điều tra xu hướng tín dụng của NHNN vào tháng 12/2021, tín dụng dự kiến đạt 5,3% trong quý I/2022 và tăng trưởng khoảng 14,1% trong năm 2022. 

"Nhu cầu tín dụng tăng mạnh cũng kéo theo việc tăng lãi suất huy động của một số ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh với mức thay đổi từ 0,1 đến 0,8 điểm % so với tháng trước'', báo cáo VDSC viết.

Theo Nhịp sống kinh tế

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Giá vàng biến động: Việt Nam cần có lộ trình ứng phó chủ động

Cần nâng cao năng lực cho thị trường tài chính - ngân hàng, tạo thêm kênh đầu tư hấp dẫn, minh bạch; đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu: đầu tư vào sản xuất, vào hoạt động doanh nghiệp mới là con đường phát triển bền vững, ổn định, qua đó giảm bớt tình trạng “vàng hóa” trong dân.

Video