Lãi ròng 6 tháng đầu năm của Sacombank (mẹ) đạt 294 tỷ đồng, gấp 8,9 lần

Tăng trưởng thu lãi thuần là động lực chính giúp lợi nhuận 6 tháng đầu năm của Sacombank tăng mạnh lên 294 tỷ đồng.

Ngân hàng TMCP Sài gòn Thương tín (Sacombank, mã STB-HoSE) mới đây đã công bố báo cáo tài chính riêng quý II/2017 có lãi trở lại, qua đó giúp lợi nhuận 6 tháng đầu năm cao gấp 9 lần cùng kỳ năm trước.

Lợi nhuận sau thuế quý II/2017 đạt 162,87 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ 77 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu đến từ sự cải thiện đáng kể của thu nhập lãi thuần. Tăng trưởng huy động vốn và tín dụng tại Ngân hàng mẹ lần lượt đạt 8,73% và 10,16%.

Cụ thể, giải trình kết quả kinh doanh quý II, Sacombank cho biết tiền gửi khách hàng tăng 40.346 tỷ đồng cùng việc lãi suất huy động tăng đã nâng chi phí trả lãi tiền gửi tăng 590 tỷ đồng. Trong khi đó, dư nợ cho vay tăng thêm 19,6 nghìn tỷ cùng việc lãi suất cho vay tăng đã giúp thu lãi trong quý II/2017 tăng thêm 1.111 tỷ đồng.

Ngoài ra, thu từ hoạt động dịch vụ cũng tăng 27%. Thu từ kinh doanh ngoại hối giảm 57% xuống còn 84,6 tỷ đồng.

Tuy nhiên, sự tăng trưởng từ hoạt động kinh doanh chính đã giúp lợi nhuận cải thiện trong quý vừa qua. Lũy kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận sau thuế tăng mạnh lên 294 tỷ đồng, tăng trưởng 791%.

Tính đến cuối quý II, tổng tài sản của ngân hàng mẹ Sacombank đạt 352 nghìn tỷ đồng, trong đó, dư nợ tín dụng của Sacombank là 212,5 nghìn tỷ đồng. Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn đã tăng đáng kể trong năm nay, từ 40,1% lên 42,82%. Đóng góp đáng kể trong tăng trưởng tín dụng của Sacombank là sự gia tăng của các khoản nợ nhóm 1,2,3. Trong khi đó, nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) giảm 70 tỷ đồng.

Tổng giá trị các khoản phải thu và lãi, phí phải thu xấp xỉ 40,2 tỷ đồng, giảm khoảng 1,8 tỷ đồng so với hồi đầu năm.

Tiền gửi khách hàng đến ngày 30/6 đạt 314,7 nghìn tỷ đồng, là nguồn vốn chủ yếu của Sacombank. Ngoài tiền gửi khách hàng, nửa đầu năm 2017, Sacombank còn tích cực huy động vốn thông qua kênh phát hành trái phiếu kỳ hạn 5 năm trở lên với giá trị 2.300 tỷ đồng, kỳ hạn từ 12 tháng đến 5 năm là 441 tỷ đồng.

Theo Thanh Thủy - NDH

Tags:

Ngân hàng kết nối dữ liệu cảnh báo giao dịch đáng ngờ

Từ tháng 7/2025, nhiều NHTM lớn đã chính thức vận hành tính năng cảnh báo tài khoản nghi ngờ gian lận ngay trong ứng dụng chuyển tiền. Tính năng này sẽ tiếp tục được mở rộng ở hầu hết các ngân hàng trong hệ thống.

Vẫn còn nhiều rào cản đối với tín dụng xanh

Tính đến cuối tháng 3/2025, mới chỉ có 58 TCTD phát sinh dư nợ tín dụng xanh, với tổng dư nợ đạt khoảng 704.200 tỷ đồng, chiếm 4,3% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Trong khi đó, tổng giá trị phát hành trái phiếu xanh trong 5 năm qua chỉ đạt 1,16 tỷ USD, con số này còn cách rất xa so với nhu cầu vốn, ước tính khoảng 20 tỷ USD mỗi năm để phục vụ mục tiêu chuyển đổi xanh.

Thanh toán số giúp quản lý tài chính hiệu quả

Thanh toán số không chỉ tạo ra sự thuận tiện, nhanh chóng cho người dùng, mà còn đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc tăng cường tính minh bạch trong quản lý tài chính.

Nam A Bank 6 tháng đầu năm 2025: Quy mô vượt trội, tăng trưởng khả quan

6 tháng đầu năm 2025, Nam A Bank (HOSE: NAB) ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt trên 2.500 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả tích cực này đến từ đà tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ. Ngoài ra, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và đầu tư giấy tờ có giá cũng ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, góp phần quan trọng vào tổng thu nhập hoạt động trong kỳ.

Dữ liệu - tài nguyên cốt lõi cho tăng trưởng và đổi mới sáng tạo ngành Ngân hàng

Theo các chuyên gia, ngành Ngân hàng - một trong những lĩnh vực đi đầu trong ứng dụng công nghệ và số hóa dịch vụ, hiện có đầy đủ điều kiện để chuyển sang một giai đoạn phát triển mới – giai đoạn lấy dữ liệu làm trung tâm cho mọi hoạt động vận hành, ra quyết định và phục vụ khách hàng.

Video