Ladophar: Sống khỏe đẹp cùng tinh hoa dược liệu địa phương
Với xu hướng trở về thiên nhiên, nhiều nước trên thế giới ngày càng dành sự quan tâm cao hơn, luôn không ngừng gia tăngviệc chọn lọc, sử dụng các sản phẩm được chiết xuất từ dược liệu thiên nhiên. Với tâm thế của đơn vị tiên phong trong ngành dược tại Lâm Đồng nói riêng và cả nước nói chung, công ty cổ phần dược Lâm Đồng (Ladophar) đã đón đầu nhu cầu khắt khe về sức khỏe của người dân với nhiều dòng sản phẩm chất lượng cao, nhanh chóng chinh phục thị trường và gặt hái không ít những giải thưởng uy tín quốc tế như Giải thưởng Chất lượng Quốc tế Châu Á - Thái Bình Dương (GPEA) năm 2016.
Theo Bộ Y tế, mặc dù có tiềm năng thế mạnh rất lớn về tài nguyên dược liệu nhưng có một nghịch lý là hiện nay chúng ta mới chủ động được 30% nhu cầu, còn 70% còn lại chúng ta phải phụ thuộc nguồn nhập khẩu với chất lượng khó kiểm soát. Vì vậy, Đề án phát triển ngành Dược đến năm 2030 đặt ra bốn mục tiêu: Phát triển bền vững; gắn dược liệu vào sản xuất công nghiệp; phải có đầu tư của nhà nước về chính sách về nghiên cứu cây trồng; bảo tồn và xã hội hóa để các thành phần kinh tế cả trong và ngoài nước tham gia. Đó cũng chính là mối quan tâm hàng đầu và là nền tảng tạo nên sức bật của Ladophar khi quyết tâm vực dậy những giá trị y học của nguồn dược liệu địa phương thông qua những chiến lược đầu tư sắc sảo của mình.
Phát triển bền vững dược liệu quý
Với nguồn tài nguyên động, thực vật đa dạng, Việt Nam là 1 trong 15 nước sở hữu bản đồ dược liệu từ xa xưa với nhiều cây thuốc quý đặc hữu, giá trị dược liệu vàgiá trị kinh tế cao. Bên cạnh đó, Chính phủ đã phê duyệt Lâm Đồng là 1 trong 8 vùng phát triển dược liệu của cả nước, tiêu biểu với nhiều giống cây quý như actisô, diệp hạ châu, nấm linh chi,... Hình thành và phát triển từ những ngày đầu trên kho vàng dược liệu quý giá ấy, ban giám đốc và những dược sĩ giàu kinh nghiệm của Ladophar đã mạnh dạn triển khai kế hoạch nghiên cứu và quy hoạch theo đúng tiêu chuẩn quốc tế vùng dược liệu nhằm khai thác hết thế mạnh của địa phương.
Atiso là một cây lợi thế cạnh tranh của Đà Lạt - Lâm Đồng, được chọn là cây dược liệu quốc gia và cũng là loại cây được Ladophar đầu tư sâu cho phát triển trong những năm qua. Bà Phạm Thị Xuân Hương – Tổng Giám đốc Ladophar cho biết hiện nayđể đảm bảo chất lượng, hiệu quả và an toàn của từng sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng, Ladophar kiểm soát chặt chẽ toàn chuỗi cung ứng, từ nguyên liệu đầu vào đến thành phẩm, bằng hệ thống đảm bảo chất lượng đạt tiêu chuẩn GMP-WHO, thực hành tốt sản xuất thuốc theo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới.
“Nghiêm chỉnh trong quản trị chất lượng vùng nguyên liệu, đặc biệt là cây atiso ởtất cả các công đoạn từ trồng trọt, thu hái, chế biến đến công nghệ chiết xuất, hoàn chỉnh thành phẩm, chúng tôi thắt chặt việc tuân thủ tiêu chí và luôn có đội ngũ chuyên viên giám sát liên tục. Bởi đây không chỉ là niềm tự hào về nguồn dược liệu địa phương của Lâm Đồng mà ở mục tiêu cao hơn là khẳng địnhmột thương hiệu sức khỏe uy tín cho cộng đồng, vì cộng đồng.”
Nhà máy lớn nhất Tây Nguyên
Với đội ngũ dược sĩ giàu kinh nghiệm phối hợp chặt chẽ cùng các nhà khoa học dược, Ladophar từ lâu luôn quan tâm đến việc kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại. Để thật sự ghi dấu thương hiệu Ladophar trên thị trường quốc tế, việc đầu tư tâm huyết và vận hình nhà máy trà thảo dược và nhà máy chiết xuất cao dược liệu lớn nhất khu vực Tây Nguyên được đánh giá là bước đi phù hợp, mở đường cho những bứt phá trong thời gian qua. Chính thức hoạt động vào năm 2015 trên diện tích hơn 10.000 m2 tại khu công nghiệp Phú Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, nhà máy Ladophar được giới chuyên môn, các vị lãnh đạo địa phương và lãnh đạo Bộ Y Tế đánh giá như mô hìnhsản xuất kiểu mẫukhi sở hữu hệ thống công nghệ hiện đại.
[caption id="attachment_74439" align="aligncenter" width="452"]
Hàng loạt các chứng nhận đã đượcghi nhận tại nhà máy Ladophar như đạt tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (GMP WHO), khẳng định chuẩn mực cho ngành công nghiệp sản xuất dược tại Việt Nam cũng như đạt chứng nhận HACCP- chuẩn mực cho ngành sản xuất thực phẩm chức năng hay chứng nhận tiêu chuẩn ISO 22000: 2007. Với hàng loạt thiết bị công nghệ mới, Ladophar đã bước tiến mới trong các dòng sản phẩm khi đầu tư hệ thống dây chuyền rửa dược liệu tự động sục ozon công nghệ Nhật Bản, xử lý sạch tạp chất và tồn dư thuốc BVTV trước khi sản xuất. Để giữ được hoạt chất cynarin- thành phần hoạt chất cơ bản tác dụng lên gan mật của cây, Ladophar đã đầu tư hệ thống chiết xuất dược liệu atisô trong thời gian 24 giờ sau khi thu hoạch. Nhờ đó hoạt chất cynarin trong các sản phẩm của Ladophar luôn đạt được tỷ lệ cao nhất, góp phần gia tăng hiệu quả chữa bệnh đối với các sản phẩm actisô mang thương hiệu Ladophar. Ngay cả các nhà đầu tư và chuyên gia hàng đầu Nhật Bản của công ty Rohto,sau khi trực tiếp tham quan đã quyết định trao đổi sâu hơn về sự hợp tác, mở ra nhiều triển vọng đầu tư lẫn xuất khẩu lớn cho công ty.
Năm 2016, Ladophar tiếp tục đầu tư hơn 20 tỷ đồng cải tiến dây chuyền chiết xuất cao, nâng chất lượng sản phẩm lên 1,5 lần về hàm lượng; sản lượng lá tươi đưa vào sản xuất tăng từ 17 tấn lên 30 tấn/ngày. Dây chuyền sản xuất cao khô được cải tiến cho chất lượng sản phẩm ổn định, năng suất tăng gấp 6 đến 7 lần. Công ty cải tiến dây chuyền sản xuất thuốc nước, năng suất tăng gấp 3,5 lần hay đang chuẩn bị đưa vào vận hành dây chuyền viên nang mềm, hứa hẹn sẽ cho ra đời những sản phẩm đa dạng từ dược liệu quý ở địa phương. Khi khai thác hết công suất của 2 nhà máy, giá trị sản lượng của Ladophar sẽ tăng gấp 2,5 lần hiện nay, tạo việc làm ổn định cho hàng trăm lao động, bảo tồn và phát triển các nguồn dược liệu quý của tỉnh Lâm Đồng, góp phần phát triển nền kinh tế xã hội địa phương.
Tỏa sáng thương hiệu quốc tế
Đầu tư nghiên cứu, cải tiến công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm, đổi mới mẫu mã với phương châm trọng tâm “Bốn mùa đồng hành cùng sức khỏe”, hầu hết các dòng sản phẩm dưới thương hiệu chung Ladophar đều tìm được chỗ đứng vững chắc trong lòng công chúng lẫn các đối tác nước ngoài. Từ những loại thuốc, dược phẩm chuyên ngành đến các mặt hàng thực phẩm chức năng đều được lựa chọn trong điều trị, đồng hành cùng thói quen chăm sóc sức khỏe của người dân như Cynaphytol, Bavegan, ống uống Atisô, Cao Sâm Atisô, Trà tươi cao cấp Atisô, Trà tươi Atisô, Herbaga hay Eros for men....
Uy tín ấy càng được củng cố và tỏa sáng khi Ladophar vinh dự được trao tặng nhiều giải thưởng danh giá như Huân chương lao động hạng ba năm 2009; Giải vàng Chất lượng quốc gia 2015, được người tiêu bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao từ năm 2009 đến 2017; Top 30 báo cáo thường niên tốt nhất trong nhiều năm liền cùng nhiều giải thưởng doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội trong lao động. Ấn tượng nhất là việc xác lập vị thế của thương hiệu khi Ladophar là 1 trong 3 doanh nghiệp Việt Nam giành được Giải thưởng Chất lượng Quốc tế châu Á - Thái Bình Dương (GPEA) năm 2016 vì đã có thành tích nổi bật trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động; đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội; hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Càng vinh dự hơn khinhững cống hiến sáng tạo trong sự nghiệp bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân củangười nữ doanh nhân tài ba, bà Phạm Thị Xuân Hương- Tổng giám đốc Ladophar được ghi nhận, tôn vinh là Doanh nhân tiêu biểu năm 2016, Thầy thuốc ưu tú năm 2017 do Chủ tịch nước trao tặng.
Tập hợp tinh hoa để tạo ra thành tựu xuất sắc từ nguồn tài nguyên dược liệu phong phú, vốn tri thức bản địa cùng sự giao thoa kim cổ của ngành dược Việt Nam và thế giới đã thêm vào kho tàng quý báu về các sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ thiên nhiên, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế, Ladophar – thương hiệu quốc tế đã được công nhận, chắc chắn sẽ tiếp tục chinh phục những tầm cao mới, mở rộng thị phần trong thị trường thuốc và sản phẩm từ dược liệu thiên nhiên với giá trị ước tính vào khoảng 80 tỉ USD trên toàn thế giới.
Ngô Huệ - Kim Trang