Ladophar: Đầu tư công nghệ - Khẳng định thương hiệu

Việt Nam với dân số hơn 90 triệu người được coi là thị trường dược phẩm đầy tiềm năng,là quốc giacó tiềm năng dược liệu rất lớn cũng như bề dày kinh nghiệm sử dụng thuốc y học cổ truyền lâu đời. Khi xác định được bối cảnh sẽ có nhiều thay đổi khi cộng đồng kinh tế ASEAN hình thành; các hiệp định kinh tế giữa Việt Nam và các nước khác có hiệu lực thì thị trườngdược phẩm được dự báo sẽ có sự cạnh tranh quyết liệt.

[caption id="attachment_8663" align="aligncenter" width="353"]Bà Phạm Thị Xuân Hương - TGĐ Ladophar Bà Phạm Thị Xuân Hương - TGĐ Ladophar[/caption]

Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranhtrong xu thế hội nhập, đáp ứng nhu cầu thuốc có chất lượng và giá cả hợp lý cung ứng cho nhân dân, Công ty cổ phần Dược Lâm Đồng - Ladophar đã đầu tư các dây chuyền công nghệ đặc thù, hệ thống máy móc thiết bị sản xuất đồng bộ, hệ thống phụ trợ hoàn chỉnh, góp phần phát triển công nghiệp dược Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Uy tín thương hiệu Ladophar đã được được khẳng định trên thị trường trong và ngoài nước với các dòng sản phẩm dưới các dạng bào chế hay các sản phẩm nguyên liệu chiết xuất từ dược liệu địa phương như: Actiso, Diệp Hạ Châu, Nấm Linh Chi…vốn đã trở nên vô cùng quen thuộc với người dân cùng với phương châm “Bốn mùa đồng hành cùng sức khỏe”.

Nền tảng cổ phần hóa bền vững

Từ năm 1992, công ty cơ bản được hình thành ban đầu bằng việc sát nhập các công ty dược cấp huyện vào Xí nghiệp liên hiệp Dược Lâm Đồng.Tháng 12/1999, công ty tiến hành cổ phần hóa, trở thành công ty dược đầu tiên của cả nước được cổ phần với mức vốn điều lệ 5 tỷ đồng. Qua nhiều lần tăng vốn và bổ sung phạm vi kinh doanh, sản xuất, tháng 04/2006, công ty chính thức đổi tên thành Công ty cổ phần Dược Lâm Đồng - Ladophar, vốn điều lệ hiện nay là  34 tỷ đồng.

[caption id="attachment_8666" align="aligncenter" width="700"]Sản phẩm của Ladophar Sản phẩm của Ladophar[/caption]

Trải qua hơn hai thập niên hình thành và phát triển, Công ty cổ phần Dược Lâm Đồng- Ladophar đã không ngừng lớn mạnh, trở thành một trong những nhà sản xuất dược phẩm uy tín của Việt Nam. Công ty có 3 nhà máy sản xuất dược phẩm và thực phẩm chức năng, hệ thống phân phối ngoài trụ sở chính tại 18 Ngô Quyền, 03 chi nhánh và hơn 5000 điểm bántrên toàn quốc.Với chiến lược nghiên cứu, phát triển các sản phẩm lợi thế từ dược liệu địa phương như Actisô, Diệp Hạ Châu, công ty đã xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩn GACP (tiêu chuẩn thực hành tốt trồng trọt và chế biến cây thuốc) cho cây Actisô đảm bảo nguồn dược liệu đạt chất lượng song song cùng việc tối ưu hóa quy trình sản xuất theo hướng tư động hóa, hiện đại hóa.

Năm 2007, Ladophar xây dựng nhà máy sản xuất Dược phẩm đạt chuẩn “Thực hành tốt sản xuất thuốc” theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới (GMP-WHO) với các trang thiết bị hiện đại và tiên tiến sản xuất các loại dược phẩm phục vụ công tác phòng và chữa bệnh cho người như Bavegan, Cynaphytol, Hoạt huyết dưỡng não, Ginkobiloba,thuốc uống Actisô…Đặc biệt có thể kể đến khi năm 2014, Ladophar đầu tư dây chuyền đóng ống tự động cho các sản phẩm thuốc ống uống đảm bảo sản xuất khép kín nâng cao chất lượng sản phẩm và thân thiệnvới người sử dụng.Sản phẩm của công ty trước khi xuất xưởng phải thông qua phòng kiểm tra chất lượng đạt chuẩn “Thực hành tốt Phòng kiểm tra chất lượng” (GLP) với các thiết bị kiểm nghiệm hiện đại như máy sắc khí lỏng hiệu năng cao (HPLC) haymáy đo quang phổ tử ngoại (UV vis)… để được định tính, định lượng hoạt chất nhanh chóng và chính xác. Công ty sở hữu phòng kiểm tra Vi sinh vật, thực hiện kiểm tra độ nhiễm khuẩn của 100% lô, mẻ sản phẩm sản xuất, đảm bảo sản phẩm đạt chỉ tiêu vi sinh vật an toàn cho người dùng; 100% nguyên liệu đầu vào và lô mẻ sản xuất được kiểm tra chất lượng đảm bảo sản phẩm xuất xưởng đạt tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký.

Nhà máy đông dược lớn nhất Tây Nguyên

Vững thế là một trong những đơn vị tiên phong hàng đầu khu vực, từ năm 2013, Ladophar mạnh dạn đầu tư gần 100 tỷ đồng để xây dựng Nhà máy trà thảo dược và Nhà máy chiết xuất cao dược liệutrên diện tích hơn 10.000 m2 tại khu công nghiệp Phú Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Tháng 9/2015, công ty đã chính thức khánh thành 2 nhà máy này, đây là nhà máy sản xuất Đông dược Ladophar quy mô lớn đầu tiên tại khu vực Tây Nguyên; được chứng nhận đạt tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (GMP WHO), khẳng định chuẩn mực cho ngành công nghiệp sản xuất dược tại Việt Nam cũng như Giấy chứng nhận đạt HACCP là chuẩn mực cho ngành sản xuất thực phẩm chức năng. Hai nhà máy của Ladophar đạt công suất thiết kế khoảng 800 tấn trà dược thảo, 180 tấn cao mềm và 180 tấn cao khô mỗi năm. Đây được xem là cột mốc quan trọng đánh dấu sự chuyển mình của cả tập thể công ty trước những thách thức lớn trong thời kì hội nhập.

IMG-20150923-080706-7f

Chia sẻ tại buổi lễ, bà Phạm Thị Xuân Hương - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Dược Lâm Đồng (Ladophar) cho biết: “Nhà máy Đông dược của Ladophar được khánh thành và đi vào hoạt động đã đánh dấu cột mốc quan trọng trong chặng đường hơn 20 năm qua của công ty. Qua đó, sự kiện thể hiện rõ quyết tâm của công ty nhằm phát triển vùng dược liệu Việt Nam, quyết tâm đầu tư lâu dài tại địa phương cũng như cam kết với bà con nông dân và trách nhiệm xã hội của công ty Ladophar.”

Để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, công ty đã đầu tư nhiều hệ thống công nghệ tiên tiến.Tiêu biểu là hệ thống dây chuyền rửa dược liệu theo công nghệ Nhật Bản, giúp xử lý sạch các loại tạp chất và tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trước khi đưa vào sản xuất. Hay hệ thống chiết xuất dược liệu Actisô trong khoảng thời gian 24 giờ ngay sau khi thu hoạch, đảm bảo giữ được hoạt chất Cynarin trong sản phẩm với tỉ lệ cao, góp phần gia tăng hiệu quả chữa bệnh cho các sản phẩm mang thương hiệu Ladophar. Toàn bộ sản phẩm đông dược sẽ qua hệ thống pha chế, sấy, đóng gói tự độngđược sắp xếp đồng bộ, khép kín, đảm bảo không bị nhiễm chéo, giảm lao động thủ công, tăng năng suất lao động.

Khi khai thác hết công suất của hai nhà máy, giá trị sản lượng của Ladophar sẽ tăng gấp 2,5 lần hiện nay,tạo việc làm ổn định cho hàng trăm lao động, bảo tồn và phát triển các nguồn dược liệu quý của tỉnh Lâm Đồng, góp phần phát triển nền kinh tế xã hội địa phương.Theo đánh giá chung, việc đầu tư xây dựng nhà máyĐông dược mới sẽ giúp Ladophar tạo nền móng duy trì và phát triển sản xuất bền vững, đẩy mạnh xuất khẩu, có cơ sở để thương lượng đàm phán sản xuất các mặt hàng nhượng quyền khác và thay thế hàng nhập khẩu, vốn là vấn đề cấp thiết đặt ra nằm trong chiến lược phát triển Ngành Dược Việt Nam giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến 2030 của Bộ Y tế đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Ngô Huệ - Anh Tuấn

Tags:

Nâng bước những Startup thành “kỳ lân”

Nền kinh tế số của chúng ta đã chứng kiến mức tăng trưởng cao nhất ở Đông Nam Á trong hai năm liên tiếp vào 2022 và 2023. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bất ổn, đổi mới công nghệ đã trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam, cũng như làm “bàn đạp” vững chãi cho các doanh nghiệp lớn mạnh trong hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo.

Nâng tầm hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, liên kết vùng được xác định là ba yếu tố góp phần nâng tầm vị thế hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia. Tuy nhiên, để phát huy tối đa lợi thế của các yếu tố này, cần khơi thông “điểm nghẽn” cản trở doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Di sản của Tổng giám đốc Sumitomo Jun Ohta

Ông chọn Việt Nam là 1 trong 4 thị trường trọng tâm và dưới sự điều hành của ông, Sumitomo đã đầu tư hàng tỷ đô vào khu vực thị trường trọng tâm.