Lạc quan về kinh tế Việt Nam 2015

Dù tốc độ tăng trưởng chậm, đối diện nhiều khó khăn ngắn hạn và như “một người ốm không ốm, khỏe không khỏe”, nhưng theo nhiều chuyên gia, kinh tế Việt Nam trong năm 2014 đã có nhiều tích cực về vĩ mô và phục hồi trong một số lĩnh vực, tiêu biểu là sản xuất và xuất khẩu. Bước sang năm 2015, có nhiều tín hiệu cho thấy kinh tế Việt Nam đã thật sự phục hồi; các chính sách tài khóa, kể cả bội chi, chính sách tiền tệ đều không gây ra lạm phát.

L 1

Tích cực

Ông Lê Vĩnh Tân, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhìn nhận, quá trình tái cơ cấu nền kinh tế đã đạt được kết quả bước đầu, qua đó tác động tích cực đối với ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng.

Sự điều hành của Chính phủ giúp nền kinh tế Việt Nam có sự chuyển biến tích cực, thị trường tài chính – tiền tệ ổn định. Điều này biểu hiện qua việc ngân hàng đảm bảo tính thanh khoản, lãi suất huy động và cho vay đều giảm, cung cầu ngoại tệ duy trì ổn định, tỷ giá VND so với USD ít biến động và được điều chỉnh tăng để khuyến khích xuất khẩu, hỗ trợ tăng trưởng và củng cố tâm lý thị trường, dự trữ ngoại hối tăng khá mạnh, tăng trưởng tín dụng cải thiện tăng nhẹ so với năm trước.

Ông Võ Trí Thành, Phó viện trưởng, Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương đánh giá, từ tháng 9/2013 đến nay, chỉ số PMI của Việt Nam luôn trên 50 điểm, trong khi lần đầu tiên trong vòng 3 năm trở lại đây, doanh nghiệp nội địa có mức tăng trưởng xuất khẩu hơn 10%. Trước đó, mức tăng này phục thuộc vào doanh nghiệp FDI.

2015 cũng là năm đầu tiên trong nhiều năm trở lại đây, mục tiêu tăng trưởng GDP của Chính phủ (là 6,2%) và dự báo của các nhà hoạch định kinh tế có “điểm chung”. Đây dấu hiệu quan trọng thể hiện sự đồng thuận, nhất quán giữa những người thực thi và những người làm chính sách trong năm tới.

Theo chuyên gia Võ Trí Thành, kết quả tăng trưởng tín dụng năm 2014 đã đạt như chỉ tiêu kế hoạch đề ra từ 12 - 14% thì năm 2015, mức độ tăng trưởng tín dụng sẽ vẫn được đặt ra từ 13 - 15% nhằm đảm bảo mục tiêu ổn định vĩ mô. Bên cạnh đó, xử lý nợ xấu vẫn là vấn đề được quan tâm trong năm tới.

Mặt khác, năm 2015 sẽ tiếp tục có xu hướng mất giá VND trước áp lực tăng giá USD, thậm hụt thương mại và thặng dư cán cân thanh toán quốc tế còn lớn. Việc Ngân hàng nhà nước tăng tỷ giá thêm 1% tại thời điểm đầu năm đã chứng minh cho điều này. Bên cạnh đó, theo dự báo mới nhất từ ngân hàng ANZ, nhiều khả năng 1% còn lại của dư địa tỷ giá sẽ được Ngân hàng nhà nước sử dụng trong phần còn lại của năm 2015 trong khi triển vọng về lãi suất trung và dài hạn năm nay sẽ được đưa về dưới 10%.

L 2

Ông Thành cũng đánh giá, khó có khả năng xuất hiện các gói hỗ trợ doanh nghiệp từ Chính phủ trong năm 2015. Nguyên nhân là sự khó khăn của Ngân sách nhà nước do ảnh hưởng từ giá dầu. Giá dầu lao dốc mạnh xuống dưới 50 USD/ thùng như hiện nay đã làm ngân sách nhà nước thâm hụt khoảng 50.000 tỷ đồng, tương đương 2,5 tỷ USD trong khi không còn nhiều dư địa cho các biện pháp tài khóa nhằm tăng nguồn thu ngân sách. Hầu hết nguồn để đầu tư và trả nợ của Chính phủ trong năm tới sẽ phụ thuộc vào phát hành trái phiếu.

Ngoài ra, môi trường kinh doanh và những biện pháp hành chính hỗ trợ doanh nghiệp trong năm nay sẽ có những đổi mới, mục tiêu là hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp, đặc biệt khi Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Nghị quyết 19… có hiệu lực.

Nhận định về tình hình, ông Thành cho rằng, kinh tế Việt Nam đang phục hồi nhưng rủi ro còn nhiều và dự báo kinh tế Việt Nam năm 2015 có thể tăng trưởng ở mức 6 – 6,1%, lạm phát khoảng 4 – 6%. Do vậy, cần giải quyết đồng bộ bốn vấn đề, gồm sức mua của thị trường, xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng gắn với chính sách tiền tệ linh hoạt, làm ấm thị trường bất động sản và hỗ trợ phục hồi tăng trưởng của năm lĩnh vực kinh tế ưu tiên trong nước.

Hội nhập sâu rộng

Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho rằng, kinh tế Việt Nam năm 2015 hội nhập sâu rộng tạo ra nhiều thuận lợi đan xen thách thức, đòi hỏi doanh nghiệp hết sức tỉnh táo để đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp.

Hiện nền kinh tế vẫn tồn tại 3 nhóm doanh nghiệp, theo ông Lịch. Thứ nhất là nhóm doanh nghiệp mạnh, tiếp tục tồn tại để phát triển, nhóm 2 là các doanh nghiệp đang chống đỡ để tồn tại. Trong năm nay, nhóm 1 sẽ ngày càng lớn mạnh, một bộ phận của nhóm 2 vươn lên nhóm 1. Riêng với nhóm 3, các doanh nghiệp “đã chết và không còn thuốc chữa” đang bị loại bỏ dần.

Do vậy, theo ông Lịch, hiện chính sách kinh tế đang tập trung vào nhóm 2 để nhóm này khởi sắc và trở thành nhóm 1 chứ không trở thành nhóm 3. Chính phủ nên để thị trường trở về đúng quy luật của nó và tự sát nhập để kinh tế ổn định, phát triển hơn.

Đồng quan điểm doanh nghiệp tư nhân là động lực chính để phát triển kinh tế, ông Dominic Mellor, Chuyên gia của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho rằng, dù chiếm đến 97% nhưng quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam thua xa các nước trong khu vực.

L 3

Việt Nam đang đứng trước bối cảnh hội nhập sâu rộng, hàng rào thuế quan dần về bằng 0% sẽ khiến doanh nghiệp trong nước đứng trước “bão tố”, nguy cơ lớn là không chống chọi nổi với hàng lậu, gian lận thương mại, chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa nhận xét.

Lấy ví dụ về doanh nghiệp của mình, ông Nguyễn Xuân Quang, Chủ tịch HĐQT công ty Bất động sản Nam Long cho biết, trong giai đoạn thị trường “ngủ sâu” thì mô hình nhà cho người thu nhập trung bình của Nam Long vẫn tiêu thụ tốt. Sự khác biệt của Nam Long là giao thông thuận tiện, thiết kế căn hộ phù hợp nhu cầu của người thu nhập trung bình và chính sách hậu mãi tốt.

Ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch Tập đoàn Tôn Hoa Sen cho rằng việc tham gia hàng loạt FTA sẽ đem lại lợi thế rất lớn cho Việt Nam, nhưng nếu không vực dậy được khối doanh nghiệp dân doanh và có những doanh nghiệp đầu tàu dẫn dắt nền kinh tế thì cộng đồng doanh nghiệp trong nước sẽ phải làm thuê trên sân nhà cho các ông chủ đến từ Thái Lan, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan…

Ông Vũ dẫn chứng, doanh nghiệp dân doanh quy mô rất nhỏ trong khi nhiều doanh nghiệp có vốn FDI và doanh nghiệp nhà nước ở một số ngành. Đơn cử, doanh nghiệp Thái đã thâu tóm một số chuỗi bán lẻ trong nước, hệ thống Nguyễn Kim bán 49% cổ phần, như vậy, trong tương lai, hàng Việt khó “có cửa” chen chân vào. Do vậy, bên cạnh sự nỗ lực của Chính phủ trong việc điều chỉnh cơ chế, chính sách để phù hợp với tiến trình hội nhập, doanh nghiệp cần phải tận dụng cơ hội trước mắt, chú trọng thị trường nội địa – nền tảng phát triển cơ bản.

 

Những tín hiệu phục hồi của thị trường bất động sản thời gian qua nhờ vào sự ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát kéo giảm, sức mua cải thiện, chính sách ngày càng thông thoáng... đã tạo được niềm tin với các chủ đầu tư. Ông Marc Townsend, Giám đốc điều hành CBRE Việt Nam cho biết, xu hướng nổi bật trong năm 2015 của ngành bất động sản là thích nghi, thị trường sẽ xuất hiện những loại hình khác như nhà ở dành cho sinh viên, nhà ở hưu trí…

 

Theo Lê Nguyễn (Doanh nghiệp & Đầu tư)

Tags:

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt mục tiêu năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật.

Nhiều chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Nhiều chỉ số kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực nhưng so với kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025 thì chưa đạt như kỳ vọng.

Video