Kỳ lân 'gãy sừng': Làn sóng cắt giảm nhân sự của startup sau Covid-19

Covid-19 đã kích hoạt làn sóng cắt giảm nhân sự trong hệ sinh thái khởi nghiệp đang phát triển mạnh mẽ trước đó.

Đại dịch tác động lên mọi ngành công nghiệp trên thế giới và giới khởi nghiệp công nghệ cũng đang chịu chung số phận khi các công ty startup nhỏ cho đến những doanh nghiệp "kỳ lân" đều phải trải qua đợt cắt giảm nhân sự từ giữa tháng 3. Dựa trên dữ liệu từ Layoffs.fyi và các đợt giảm nhân sự của 30 công ty startup có tiếng nhất tại Mỹ, infographic dưới đây là cho thấy bức tranh cắt giảm nhân sự của startup Mỹ từ ngày 11/3 đến 26/5.

Kỳ lân gãy sừng: Làn sóng cắt giảm nhân sự của startup sau Covid-19 - Ảnh 1.

Thung lũng Silicon "dính đòn"

Không ngạc nhiên khi các startup chịu ảnh hưởng nặng nề nhất nằm trong lĩnh vực du lịch và di chuyển.  Uber đã đóng cửa 45 văn phòng, sa thải 6.700 nhân viên kể từ giữa tháng 3. Giám đốc điều hành Uber, Dara Khosrowshahi, người có gói thu nhập 45 triệu USD trong năm 2018, tuyên bố sẽ từ bỏ mức lương cơ bản 1 triệu USD cho hết năm nay.

Kỳ lân gãy sừng: Làn sóng cắt giảm nhân sự của startup sau Covid-19 - Ảnh 2.

Trong khi đó,  Airbnb sa thải 1/4 lực lượng lao động khi việc đặt phòng giảm hơn 40% trên một số quốc gia. "Con cưng giới công nghệ" này đang dự đoán doanh thu giảm 2,4 tỷ USD vào năm 2020. Giống như các tên tuổi lớn khác, bao gồm Lyft, Uber và WeWork, Airbnb đang "chật vật" để kinh doanh. Trong 9 tháng đầu năm 2019, kỳ lân này lỗ 322 triệu USD khi chu kỳ thị trường đạt đỉnh.

Startup quốc tế "chật vật"

Các công ty khởi nghiệp ở Mỹ không phải là những người duy nhất tiết kiệm tiền mặt và cắt giảm chi phí. Stone - kỳ lân có trụ sở ở Brazil đã giảm 20% lực lượng lao động. Warren Buffett hiện đang là cổ đông lớn của công ty thanh toán kỹ thuật số này, nắm giữ 8% cổ phẩn vào tháng 3 năm nay.

Kỳ lân gãy sừng: Làn sóng cắt giảm nhân sự của startup sau Covid-19 - Ảnh 3.

Đồng thời, Ola - app gọi xe Ấn Độ đã chứng kiến ​​doanh thu giảm 95% kể từ giữa tháng 3. Startup này đã cắt giảm 1.400 nhân viên khi số lượng đặt xe giảm mạnh.

Kỳ lân gãy sừng: Làn sóng cắt giảm nhân sự của startup sau Covid-19 - Ảnh 4.

Ra mắt 3 năm sau Ola - Uber India, đã ngang hàng trong việc thống trị thị trường đặt xe Ấn Độ trị giá 10 tỷ USD. Hiện nay, gần 25% lực lượng lao động Uber India đã bị cắt giảm. Các báo cáo này chưa tính đến tác động ngày càng tăng của Covid-19 nhưng cũng góp phần vẽ nên bức tranh tổng thể khi các vết nứt kinh tế bắt đầu xuất hiện.

Miễn nhiễm với đại dịch?

Khi thị trường việc làm vẫn còn u ám, startup sẽ tuyển dụng ai?

Coursera - startup giáo dục trực tuyến, đã lên danh sách 60 vị trí còn trống vào tháng 5. Đến cuối năm, công ty có kế hoạch thuê thêm 250 nhân viên. Trong đợt phong toả toàn cầu, nền tảng này đã thu hút 10 triệu người dùng mới.

Canva, kỳ lân chuyên về thiết kế đồ họa có trụ sở tại Australia, đang tìm cách lấp đầy 100 vị trí trên toàn thế giới. Ngoài kho tài nguyên đồ hoạ miễn phí, Canva còn hợp tác với Google for Education, cung cấp các công cụ học tập dựa trên dự án được thiết kế cho các lớp học.

Các ông lớn công nghệ Facebook và Amazon đã thông báo mở cửa trở lại. Cùng lúc đó, những startup phát triển mạnh mẽ như Plaid, Zoom và Pinterest cũng "ráo riết" đi tìm nhân sự mới khi nhu cầu của người tiêu dùng đang tiếp tục định hình thị trường tuyển dụng tại thời điểm này.

Theo NDH, Visual Capitalist

Nâng bước những Startup thành “kỳ lân”

Nền kinh tế số của chúng ta đã chứng kiến mức tăng trưởng cao nhất ở Đông Nam Á trong hai năm liên tiếp vào 2022 và 2023. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bất ổn, đổi mới công nghệ đã trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam, cũng như làm “bàn đạp” vững chãi cho các doanh nghiệp lớn mạnh trong hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo.

Nâng tầm hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, liên kết vùng được xác định là ba yếu tố góp phần nâng tầm vị thế hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia. Tuy nhiên, để phát huy tối đa lợi thế của các yếu tố này, cần khơi thông “điểm nghẽn” cản trở doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Di sản của Tổng giám đốc Sumitomo Jun Ohta

Ông chọn Việt Nam là 1 trong 4 thị trường trọng tâm và dưới sự điều hành của ông, Sumitomo đã đầu tư hàng tỷ đô vào khu vực thị trường trọng tâm.