Kinh tế chia sẻ Mỹ chuẩn bị vào khuôn khổ

Bang California của Mỹ vừa thông qua một dự luật được ví như là "đóng sập cửa" với kinh tế chia sẻ.
Các tài xế Uber biểu tình trước văn phòng công ty. Ảnh: AP

Các tài xế Uber biểu tình trước văn phòng công ty. Ảnh: AP

Bang California của Mỹ vừa thông qua một dự luật được ví như là "đóng sập cửa" với kinh tế chia sẻ: Yêu cầu các công ty trong nền kinh tế chia sẻ như Uber phải đưa các tài xế vào thành nhân viên chính thức.

Các công ty gọi xe mô hình chia sẻ như Uber, Grab trước đến nay vẫn gọi các tài xế là "đối tác", không phải nhân viên. Vì thế, các công ty này không có trách nhiệm đảm bảo quyền lợi cho các tài xế như thời gian làm thêm giờ, lương tối thiểu hay quyền tổ chức công đoàn.

Chính vì vậy, mô hình kinh doanh này đã gây ra rất nhiều mâu thuẫn với các ngành kinh doanh truyền thống, dẫn tới cáo buộc cạnh tranh không bình đẳng ở nhiều nơi trên thế giới.

Khi dự luật này có hiệu lực từ ngày 1/1/2020, các tài xế trở thành nhân viên của Uber, vô hình trung đã biến các hãng taxi công nghệ trở về taxi truyền thống, một động thái được coi là 'đánh sập' kinh tế chia sẻ.

Dự luật có tên là AB5 (Assembly Bill 5) được thông qua ngày 10/9 (giờ Mỹ) với 29 phiếu thuận và 11 phiếu chống, sẽ ảnh hưởng đến ít nhất 1 triệu lao động thời vụ ở bang California như lái xe công nghệ, giao đồ ăn...

Dự luật AB5 được coi là một 'thảm họa' đối với các công ty kinh tế chia sẻ như Uber. Họ đã ngay lập tức cảnh báo các tài xế sẽ không còn được làm việc thời gian tự do như trước, và khách hàng sẽ phải đi xe với giá cao hơn. Tờ New York Times đánh giá, dự luật sẽ đẩy chi phí hoạt động của Uber tăng lên khoảng 30%.

Ngược lại, đây được coi là một thắng lợi cho các tài xế và người lao động khác trong nền kinh tế chia sẻ. Họ cho rằng dự luật sẽ khiến họ được đối xử bình đẳng hơn, có quyền lợi và phúc lợi của một nhân viên chính thống.

Không những thế, California là bang đông dân và giàu nhất nước Mỹ, là trụ sở của 3/5 công ty công nghệ lớn nhất của Mỹ. Thành thử, luật của bang California thường sẽ thành hình mẫu để các bang khác noi theo, thậm chí có thể trở thành luật liên bang.

Ông David Weil, quan chức cấp cao thuộc Bộ Lao động Mỹ dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama, cho rằng: "Dự luật này sẽ gây tác động lên toàn nước Mỹ".

Đây là một thất bại mới nhất trong nhiều thất bại pháp lý liên tiếp của mô hình chia sẻ. Năm ngoái, New York đã thông qua quy định mức lương tối thiểu cho những tài xế của dịch vụ chia sẻ xe nhưng vẫn chưa có dự luật cho phép họ được đối xử như nhân viên chính thức của công ty. Năm 2015, tòa án San Franciso cũng ra phán quyết buộc Uber phải coi hơn 1.000 tài xế là nhân viên chính thức. Sau một thời gian bùng nổ, kinh tế chia sẻ dường như đang bị siết chặt lại vào khuôn khổ.

Theo enternews

Thúc đẩy nền kinh tế xanh và bền vững

Theo các chuyên gia, ôtô điện chính là xu hướng tất yếu của thời đại với quá trình “xanh hóa” nền kinh tế. Sự chuyển đổi sang xe điện đã và đang thúc đẩy sự phát triển công nghệ trong lĩnh vực ôtô bao gồm pin, hệ thống điều khiển cùng những công nghệ khác liên quan xe thông minh.

Rêu sa mạc có thể mở đường cho sự sống trên Sao Hỏa

Một nhóm nhà khoa học Trung Quốc vừa giải mã thành công cơ chế chịu lạnh của Syntrichia caninervis - một loài rêu sa mạc có khả năng sống sót trong điều kiện khắc nghiệt và thậm chí có thể đóng vai trò quan trọng trong công cuộc “cải tạo Sao Hỏa” trong tương lai.

Các nhà khoa học phát triển một công nghệ tạo ra thực phẩm thông minh

Các nhà khoa học từ Đại học Tổng hợp Liên bang Bắc Kavkaz (NCFU) đã phát triển một phương pháp bào chế vi nang để đưa vitamin, lợi khuẩn và các chất có lợi khác trực tiếp vào ruột. Theo dịch vụ báo chí của trường đại học, công nghệ này sẽ làm cho thực phẩm có thêm dưỡng chất, các thành phần và nguyên tố vi lượng hữu ích.

Ấn Độ đạt cột mốc 'lịch sử' trong sứ mệnh ghép nối không gian

Ấn Độ đã ghi dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử khám phá vũ trụ của nước này khi thực hiện thành công nhiệm vụ ghép nối hai vệ tinh trên quỹ đạo. Đây là một bước tiến đáng kể đưa Ấn Độ đến gần hơn với mục tiêu xây dựng trạm không gian và thực hiện sứ mệnh đưa người lên Mặt Trăng.